Các trung tâm, cơ sở chuyên biệt can thiệp trẻ tự kỷ tìm lối đi vượt qua dịch bệnh

GD&TĐ - Trước ảnh hưởng chung của dịch Covid-19, các trung tâm, cơ sở chuyên biệt can thiệp trẻ tự kỷ cũng tìm cho mình những lối đi riêng, cách thức để vượt qua dịch bệnh.

Gian nan trông con tự kỷ mùa dịch Covid-19

Đợt dịch Covid-19 lần thứ 4 bùng phát phức tạp khiến các trường học trên cả nước phải đóng cửa, trong số này có cả các trung tâm, cơ sở chuyên biệt can thiệp trẻ tự kỷ. Thời gian ở nhà dài ngày, trẻ tự kỷ phát sinh nhiều hành vi không làm chủ bản thân, khiến không ít phụ huynh cảm thấy mệt mỏi, bất lực. Ngoài ra, thời gian nghỉ học quá lâu, những kiến thức trẻ đã được can thiệp không được duy trì, rèn giũa sẽ dần mai một khiến nhiều phụ huynh cảm thấy lo lắng. 

Trong khi đó, việc mời giáo viên chuyên biệt đến tận nhà can thiệp là một phương án không khả thi bởi chi phí phát sinh rất lớn. Trước tình cảnh trên, không ít gia đình đã phải “đánh liều” gửi con để đi làm, mưu sinh.

Một phụ huynh có con trai mắc chứng tự kỷ tăng động chia sẻ, từ khi dịch Covid-19 bùng phát, con chị buộc phải nghỉ ở nhà. Do không được can thiệp theo lộ trình ở trường lớp nên những kiến thức bé đã được học khi trước hầu như bé đều quên hết. Mọi thứ quay về vạch xuất phát như trước khi trẻ chưa đi can thiệp.

Đưa ra ví dụ trên để có thể thấy rằng vai trò quan trọng của các trung tâm, cơ sở chuyên biệt can thiệp trẻ tự kỷ. Tuy nhiên, trước những diễn biến phức tạp của dịch Covid-19, các trung tâm, cơ sở chuyên biệt can thiệp trẻ tự kỷ chưa thể hoạt động trở lại. Các buổi học toàn thời gian chưa được tổ chức và những đứa trẻ “đặc biệt” có thể sẽ lỡ mất giai đoạn vàng trong hành trình can thiệp để giúp chúng có cơ hội hòa nhập với cộng đồng.

Dịch bệnh Covid-19 khiến việc học tập, can thiệp của trẻ tự kỷ khó khăn gấp bội phần. Ảnh minh hoạ.
Dịch bệnh Covid-19 khiến việc học tập, can thiệp của trẻ tự kỷ khó khăn gấp bội phần. Ảnh minh hoạ.

Chia sẻ về vấn đề này, Thạc sĩ Nguyễn Thị Thanh Lan, Giám đốc Trung tâm Giáo dục hoà nhập Gia An cho rằng, thời gian nghỉ dịch kéo dài dẫn tới việc không được thực hiện hoạt động dạy học trực tiếp, can thiệp trị liệu tâm lý cho trẻ tự kỷ liên tục ảnh hưởng rất lớn với quá trình phát triển của trẻ. Bình thường, việc can thiệp cho trẻ tự kỷ đã là 1 sự thách thức lớn, đòi hỏi sự bền bỉ, kiên nhẫn hàng ngày, giờ đây thách thức đó được đặt lên vai các bậc phụ huynh.

Cũng theo bà Lan, đa số trẻ tự kỷ ở nhà không có môi trường giao tiếp, sử dụng quá nhiều thiết bị điện tử dẫn tới trẻ bị thoái lui về mọi mặt, trẻ gia tăng về hành vi gây hấn, đập phá, la hét, dễ cáu gắt, ăn vạ, thu mình…

Nhiều trường hợp, sự tiến bộ của trẻ dừng lại hoặc thoái lui, trở về số không khiến cho gia đình chịu rất nhiều áp lực, xáo trộn.Tuy nhiên, trong giai đoạn này chăm sóc trẻ tự kỷ tại nhà, các bố mẹ nên bình tĩnh, phân bổ thời gian hợp lý, giúp con duy trì được các thói quen học tập, hành vi phù hợp. Đồng thời, các bậc phụ huynh cũng cần tự trang bị thêm kiến thức để hướng dẫn con đi đúng hướng, trải qua đại dịch vừa an toàn, vừa duy trì được mốc phát triển phù hợp

Đề cao vai trò của phụ huynh trong dạy trẻ tự kỷ mùa dịch

Để thích ứng với tình hình chung, tất cả các trung tâm đặc biệt cũng đã mạnh dạn nỗ lực, thiết kế những bài học, chương trình học trực tuyến nhóm 3 - 4 bạn, cá nhân 1-1 đối với học sinh…, xây dựng các kế hoạch cho con tại nhà, cung cấp tài liệu với sự phân cấp về chương trình, mục tiêu riêng phù hợp, có sự kiểm tra, đánh giá thường xuyên giữa  giáo viên và phụ huynh

“Từ đó gia đình, trở thành lực lượng can thiệp chính, dưới sự hỗ trợ của giáo viên. Hình thức học này phụ thuộc vào đặc điểm của trẻ. Những bạn khá vẫn sẽ có cơ hội được hỗ trợ tiến bộ hơn qua các bài giảng cụ thể, lồng ghép các hoạt động sáng tạo, hứng thú. Nhưng đối với những bạn tự kỷ nặng, thiếu hụt về ngôn ngữ, giao tiếp, kỹ năng xã hội và có nhiều hành vi, những vấn đề về giác quan thì sẽ không tiếp cận được hình thức này”, bà Lan chia sẻ.

Bà Lan cũng nhấn mạnh, hơn bất cứ bác sỹ, thầy cô nào, cha mẹ chính là người trực tiếp gần gũi, tác động thường xuyên. Vì vậy, các bố mẹ, nên giành thời gian, học thêm những kiến thức, kỹ năng nền cơ bản và sự kiên trì để có thể dưới sự hướng dẫn của các nhà chuyên môn, cô giáo, có thể đi đúng hướng, thích ứng được với tình hình hiện tại.

Thạc sĩ Nguyễn Thị Thanh Lan, Giám đốc Trung tâm Giáo dục hoà nhập Gia An.
Thạc sĩ Nguyễn Thị Thanh Lan, Giám đốc Trung tâm Giáo dục hoà nhập Gia An.

Dịch bệnh phức tạp, vẫn chưa biết chính xác thời gian  nào được quay lại trường học, vì vậy phụ hynh cần chuẩn bị tâm lý, chủ động dạy con mọi lúc, mọi nơi. Tiếp tục cùng trung tâm nỗ lực hướng dẫn con những hoạt động online, đồng hành từng bước nhỏ cùng con, trao đổi kịp thời tình hình của con để nhận được sự hướng dẫn, hỗ trợ của cô giáo

“ Phụ huynh cần hạn chế tối đa thời gian cho con sử dụng tivi, điện thoai, tăng cường hướng dẫn con các đồ chơi, giáo dục học tập…Xây dựng thời gian biểu để có thể thực hiện đúng theo lịch sinh hoạt hàng ngày bao gồm cả hoạt động học tập, lẫn vui chơi một cách ổn định, nhất là giờ ngủ vì giấc ngủ ảnh hướng lớn tới sự phát triển trí não của trẻ

Dành thời gian 20 phút đến 1 tiếng đồng hồ hàng ngày thời gian cố định để hướng dẫn trẻ vận động, giúp con giải tỏa năng lượng, căng thẳng khi ở nhà. Điều chỉnh cảm xúc của phụ huynh không làm ảnh hương tiêu cực tới con, và không khí gia đình”, bà Lan cho biết.

Giám đốc Trung tâm Giáo dục hoà nhập Gia An cũng lưu ý, hiện nay các phụ huynh có thể tìm kiếm rất nhiều tài liệu chính thống thông qua sách, internet, báo…Để hỗ trợ  cho con giúp con duy trì được nề nếp, hoạt động học, kỹ năng. Những cảm xúc tiêu cực của bố mẹ cũng có thể trực tiếp ảnh hưởng tới tâm lý trẻ.

Thách thức và thời cơ của các trung tâm, cơ sở chuyên biệt can thiệp trẻ tự kỷ

Chia sẻ về những khó khăn do tác động của dịch Covid-19 đến các trung tâm, cơ sở chuyên biệt can thiệp trẻ tự kỷ, bà Lan cho rằng, hiện tại, đa số các cơ sở, trung tâm giáo dục đặc biệt can thiệp tư nhân cho trẻ khuyết tật, trẻ tự kỷ đều tự phát độc lập, vốn lưu động không dài hơi, hiện tại không có các chính sách hỗ trợ cụ thể của ban, ngành, tổ chức cũng như các chương trình hỗ trợ về vay vốn phát triển dẫn đến việc các trung tâm chật vật trong việc phát triển duy trì về mặt bằng, nhân sự.

Bên cạnh đó, giáo viên tại các trung tâm, cơ sở chuyên biệt can thiệp trẻ tự kỷ chưa được sự quan tâm nào để đảm bảo về quyền lợi cá nhân như các cấp học khác trong hệ thống giáo dục dẫn đến tình trạng giáo viên phải chật vật, đổi nghề để trang trải duy trì cuộc sống.

Các trung tâm, cơ sở chuyên biệt can thiệp trẻ tự kỷ cũng tìm cho mình những lối đi riêng, cách thức để vượt qua dịch bệnh.
Các trung tâm, cơ sở chuyên biệt can thiệp trẻ tự kỷ cũng tìm cho mình những lối đi riêng, cách thức để vượt qua dịch bệnh.

Dịch bệnh bùng phát ngoài những khó khăn, theo bà Lan còn là thời sơ để các trung tâm này tìm cách thích ứng. “Đây là thời điểm để các trung tâm nỗ lực, thay đổi, tìm kiếm các phương thức dạy và học, để có thể hỗ trợ cho trẻ đặc biệt nhiều hơn nữa nhằm nâng cao được nhận thức của phụ huynh và sẽ trở thành cầu nối vững chắc, kết hợp với trung tâm, để giúp trẻ phát triển. Ngoài ra, xã hội và ngành giáo dục sẽ cùng đồng hành, xây dựng những quy chuẩn về trung tâm, các ban ngành xây dựng chiến lược hỗ trợ nhiều hơn cho ngành giáo dục đặc biệt”, bà Lan chia sẻ.

Để vượt qua giai đoạn khó khăn do tác động của dịch bệnh, trung tâm đã và đang hoàn thiện các chương trình đào tạo phụ huynh, tập huấn tại nhà, xây dựng tài liệu theo tuần, tháng để bố mẹ thực hiện. Bên cạnh đó, trung tâm cũng giành nhiều thời gian vào đào tạo, quản lý xây dựng đội ngũ giáo viên để nâng cao chất lượng vào thời kì bình thường mới và xây dựng chương trình dạy online, học an toàn, thích ứng với tình hình dịch bệnh hiện tại

“Bài tuyên truyền thực hiện Nghị quyết 84/NQ-CP ngày 29/5/2020 của Chính phủ"

Tin tiêu điểm

Đừng bỏ lỡ

Vũ Đình Công và Đặng Ngọc Phú tại cơ quan công an. Ảnh: Công an Kon Tum.

Khởi tố 2 thanh niên cho vay lãi 365%/năm

GD&TĐ - Vũ Đình Công và Đặng Ngọc Phú vào Kon Tum tổ chức cho nhiều người vay tiền với lãi suất lên đến 365%/năm, gấp 18 lần mức lãi suất quy định.