Các Sở GD&ĐT triển khai sáng tạo tư vấn hướng nghiệp cho học sinh

GD&TĐ - Hướng tới hiệu quả, thực chất là nhận định chung của các Giám đốc Sở GD&ĐT về hoạt động tư vấn hướng nghiệp, làm sao để học sinh sau khi đặt bút đăng ký lựa chọn ngành nghề thấy hào hứng, phấn khởi, tập trung sức lực cho các kỳ thi.

Các phương án thi và tuyển sinh đem lại sự yên tâm cho học sinh và đồng thuận của xã hội
Các phương án thi và tuyển sinh đem lại sự yên tâm cho học sinh và đồng thuận của xã hội

Doanh nghiệp - nhà trường cùng tư vấn

Ông Phan Văn Dũng - Phó Giám đốc Sở GD&ĐT Khánh Hòa - chia sẻ: Tháng 2 và tháng 3 được các trường xác định là giai đoạn trọng điểm của công tác tư vấn, hướng nghiệp cho học sinh.

Do có sự phối hợp giữa nhà trường với các doanh nghiệp trong các buổi tư vấn, học sinh và các bậc phụ huynh đã được cung cấp thêm nguồn thông tin về nhu cầu lao động, việc làm của tỉnh trong thời gian tới do các doanh nghiệp thực hiện.

Để thực hiện tốt công tác này đòi hỏi các Sở GD&ĐT phải chú trọng hơn nữa việc bồi dưỡng giáo viên chủ nhiệm, xây dựng đội ngũ giáo viên tư vấn trong các trường học. 

“Các trường đại học và THPT cần kết hợp chặt chẽ để hướng nghiệp thực chất nhất, cho các em biết ngành nghề gì mà xã hội đang cần” - ông Dũng nhấn mạnh.

Ngành nghề lắng nhưng địa phương cần!

Đây là ý kiến của ông Vũ Văn Trà - Phó Giám đốc Sở GD&ĐT Hải Phòng. Ông cho biết: Hiện thí sinh lựa chọn các ngành Kinh tế - Tài chính có chiều hướng lắng xuống. Tuy nhiên trong thời gian tới, Hải Phòng vẫn đang rất cần nguồn nhân lực chất lượng cao trong các ngành này.

Năm nay, Bộ GD&ĐT đã công bố phương án đổi mới thi tốt nghiệp THPT, điều này càng thuận lợi cho định hướng chọn khối thi và chọn ngành nghề của học sinh.

Ông Vũ Văn Trà

PGĐ Sở GD&ĐT Hải Phòng

Ở Hải Phòng hiện có rất nhiều doanh nghiệp, trong đó có nhiều doanh nghiệp nước ngoài, đòi hỏi rất nhiều nguồn nhân lực.

Trong những năm tới, nhu cầu tuyển nhân lực các khối ngành kinh tế, kỹ thuật của các doanh nghiệp tại Hải Phòng khá lớn.

Quan trọng là vào trường đại học các em chịu khó học tập để trau dồi kiến thức nghề nghiệp. Sau khi tốt nghiệp, các em muốn về quê hương lập nghiệp thì nộp hồ sơ, Ban quản lý khu kinh tế Hải Phòng sẽ căn cứ nhu cầu của các doanh nghiệp, giới thiệu các em đến tham gia tuyển dụng những ngành nghề phù hợp. - ông Trà nhắn nhủ.

Hướng nghiệp từ lớp 10

Nhiều ý kiến đề xuất, nên tổ chức tư vấn hướng nghiệp cho học sinh sớm hơn, bởi đến năm lớp 12 rất nhiều phụ huynh đã lựa chọn ngành học, trường học cho con mình chứ không để các em tự quyết định.

Theo ông Vũ Văn Trà, học sinh ở Hải Phòng từ nhiều năm trước đã chọn những môn thi đại học ngay từ năm lớp 10 để có kế hoạch ôn luyện dài hơi. 

Bởi vây, cần làm công tác hướng nghiệp sớm để giúp học sinh lựa chọn nghề phù hợp với năng lực và sở thích của các em. Đội ngũ giáo viên làm công tác hướng nghiệp tại chỗ và giáo viên chủ nhiệm đóng vai trò quan trọng trong công tác này.

Còn ông Lê Minh Hoàng - Giám đốc Sở GD&ĐT Đồng Nai - thì khẳng định: Năm nay, Sở chỉ đạo các trường tổ chức tư vấn hướng nghiệp hiệu quả và thực chất hơn. 

Thời gian tới, Sở sẽ sớm thành lập cơ sở dữ liệu chung nhằm số hóa dữ liệu học tập của các em học sinh. Qua điểm số học tập, trường sẽ sơ tuyển thí sinh ngay từ ban đầu.

Hoạt động hướng nghiệp phải được kết hợp tổ chức phong phú, đa dạng, gắn với các hình thức vui chơi, giải trí… để học sinh nhận ra sở thích, năng lực thực chất của mình và chọn đúng ngành, đúng trường thi.

Điều đó không chỉ giảm bớt áp lực thi cử mà giảm được rất nhiều chi phí trong khâu tổ chức thi.

Tin tiêu điểm

Đừng bỏ lỡ

Gió mạnh trong cơn bão gây đổ cây, tốc mái.

Khi nào bão thành 'thảm họa'?

GD&TĐ - Có nhiều nguyên nhân khiến một cơn bão trở nên nguy hiểm và gia tăng mức độ gây thiệt hại lên đời sống của con người.

Minh họa/INT

Không thể vì không quản lý được thì cấm!

GD&TĐ - Tình trạng quản không được hoặc khó quản là cấm và cấm được coi là giải pháp nhanh và hiệu quả nhất để giải quyết vấn đề là thực tế đang tồn tại...