Các nước Ả rập lên tiếng nóng trước cuộc tấn công bất ngờ vào Israel

GD&TĐ - Một số quốc gia Ả Rập đã kêu gọi “kiềm chế” và giảm leo thang bạo lực sau cuộc tấn công lớn nhất trong nhiều năm vào lãnh thổ Israel hôm 7/10.

Khói và lửa cuồn cuộn sau khi lực lượng Israel tấn công một tòa tháp cao tầng ở thành phố Gaza. (Ảnh: Reuters)
Khói và lửa cuồn cuộn sau khi lực lượng Israel tấn công một tòa tháp cao tầng ở thành phố Gaza. (Ảnh: Reuters)

Qatar, một quốc gia vùng Vịnh không có quan hệ ngoại giao với Israel, đã đưa ra một tuyên bố thông qua Bộ Ngoại giao nước này hôm 7/10.

Trong đó họ nói rằng trách nhiệm cuối cùng đối với cái gọi là hoạt động 'Bão Al-Aqsa' do Hamas tiến hành thuộc về chính phủ Israel.

Doha nói thêm trong tuyên bố của mình rằng họ mong muốn cả hai bên trong cuộc xung đột kiềm chế và kêu gọi cộng đồng quốc tế đảm bảo rằng Israel không sử dụng sự kiện này như một cái cớ cho phản ứng “không tương xứng” đối với người Palestine ở Gaza.

Ả Rập Saudi, một quốc gia khác hiện không có quan hệ chính thức với Israel, cũng tuyên bố rằng họ đang “theo dõi chặt chẽ những diễn biến chưa từng có” giữa “các phe phái Palestine và lực lượng chiếm đóng Israel”.

Bộ Ngoại giao Saudi Arabia cũng cho biết họ đã nhiều lần "cảnh báo về những mối nguy hiểm" có thể xảy ra "do việc tiếp tục chiếm đóng" và "tước đoạt các quyền hợp pháp của người dân Palestine".

Trong những tuần gần đây, lãnh đạo của cả Ả Rập Saudi và Israel đều ra tín hiệu mong muốn bình thường hóa quan hệ, trong đó Mỹ được cho là đang tích cực đàm phán các chi tiết. Đầu tuần này, Hamas bày tỏ “lập trường kiên định bác bỏ mọi hình thức bình thường hóa và liên lạc với sự chiếm đóng của Israel”.

Sáng 7/10, các chiến binh Hamas đã tiến vào lãnh thổ Israel và dường như đã giành được quyền kiểm soát ở một số cộng đồng ở phía nam đất nước.

Chính quyền Israel cho biết hơn 2.000 quả tên lửa đã được phóng từ Gaza. Bộ Y tế Israel cho biết ít nhất 40 người đã thiệt mạng và hơn 500 người bị thương.

Các báo cáo cũng nói rằng một số lượng không xác định công dân và binh lính Israel đã bị bắt giữ.

Trong khi đó, Ai Cập cảnh báo về những “hậu quả nghiêm trọng” tiềm tàng có thể xuất hiện do căng thẳng leo thang hơn nữa giữa Israel và Palestine. Bộ Ngoại giao nước này cũng kêu gọi 2 bên thực hiện “kiềm chế tối đa và tránh để dân thường gặp nguy hiểm hơn nữa”.

Tổng thống Thổ Nhĩ Kỳ Recep Tayyip Erdogan hôm 7/10 cho biết trong đại hội đảng AK của ông ở Ankara rằng cả 2 bên trong cuộc xung đột “phải kiềm chế các hành động gây hấn”.

Ông cũng cảnh báo chống lại “bất kỳ nỗ lực nào” nhằm gây tổn hại đến “tình trạng lịch sử và tôn giáo” của nhà thờ Hồi giáo Al-Aqsa trên lãnh thổ bị chiếm đóng ở Đông Jerusalem.

Nhóm chiến binh Hezbollah có trụ sở tại Lebanon cũng đưa ra một tuyên bố hôm 7/10 để chỉ ra rằng họ “có liên hệ trực tiếp với lãnh đạo cuộc kháng chiến của người Palestine”.

Nhóm này nói thêm rằng cuộc tấn công của Hamas có thể được coi là một “phản ứng quyết định đối với việc Israel tiếp tục chiếm đóng và là một thông điệp gửi tới những người đang tìm cách bình thường hóa quan hệ với Israel”.

Tuy nhiên, tuyên bố của Hezbollah không thể hiện ý định hỗ trợ quân sự cho cuộc tấn công.

Theo RT

Tin tiêu điểm

Đừng bỏ lỡ

Minh họa/INT

Quên rút chìa khóa xe (!?)

GD&TĐ - Công an quận Hoàn Kiếm tạm giữ 10 thanh thiếu niên, tất cả đều trú tại Hà Nội, để điều tra về hành vi vi phạm các quy định về an toàn giao thông.

Thầy trò Trường THCS Trần Phú, quận Kiến An trong giờ học.

'Hạ nhiệt' áp lực kỳ thi vào lớp 10

GD&TĐ - Năm đầu tiên đổi mới hình thức, nội dung thi vào lớp 10 THPT khiến nhà trường, thầy cô, đặc biệt học sinh lớp 9 và phụ huynh băn khoăn lo lắng.