Các đoàn thanh tra thi THPT quốc gia 63 địa phương đã vào cuộc

Ông Nguyễn Huy Bằng - Chánh Thanh tra Bộ GD&ĐT trả lời báo chí sáng 24/6, tại Trường THCS An Khánh (Hoài Đức, Hà Nội). Ảnh: Xuân Phú
Ông Nguyễn Huy Bằng - Chánh Thanh tra Bộ GD&ĐT trả lời báo chí sáng 24/6, tại Trường THCS An Khánh (Hoài Đức, Hà Nội). Ảnh: Xuân Phú

Nhấn mạnh thanh tra, kiểm tra là một khâu rất quan trọng, Chánh Thanh tra Bộ GD&ĐT chia sẻ, năm nay Bộ GD&ĐT đã có chỉ đạo từ rất sớm; ban hành văn bản hướng dẫn Sở GD&ĐT và các đơn vị liên quan xây dựng kế hoạch và triển khai thanh tra theo quy chế thi và các văn bản về công tác thanh tra.

Năm nay có điểm mới là bên cạnh nội dung chỉ đạo thanh tra ở cả 3 khâu: chuẩn bị thi, coi thi, chấm thi - Bộ GD&ĐT chỉ đạo rất cụ thể cách thức tổ chức thanh tra; yêu cầu rà soát người làm công tác thanh tra là những người có trách nhiệm và cần được tập huấn rất kỹ; tránh tình trạng đi thanh tra mà không nắm được nghiệp vụ thanh tra; đặc biệt là tinh thần, thái độ, trách nhiệm không nghiêm túc.

Năm nay, mỗi điểm thi được yêu cầu có ít nhất 2 cán bộ làm công tác thanh tra, trong đó có 1 cán bộ của trường ĐH. Những người có liên quan đến tiêu cực năm 2018, Bộ GD&ĐT yêu cầu các địa phương, các trường không trưng dụng làm công tác thanh tra. Bên cạnh thanh tra tại điểm thi, còn có những đoàn thanh tra lưu động, những đoàn giám sát thanh tra để đảm bảo trưởng đoàn thanh tra và cán bộ thanh tra thực hiện đúng chức trách của mình.

“Ngoài hướng dẫn công tác thanh tra, chúng tôi có nêu yêu cầu rất quan trọng là cán bộ thanh tra là phải sâu sát, phải trực tiếp, phải liên tục và phải chịu trách nhiệm liên đới đối với những sai phạm nếu mình không làm hết trách nhiệm, để xảy ra ở điểm thi mình chịu trách nhiệm" - ông Nguyễn Huy Bằng nói.

Nói riêng về thanh tra đột xuất, ông Nguyễn Huy Bằng cho biết, không đặt vấn đề như “đánh úp”. Điểm khác biệt của thanh tra thi là đánh giá việc đang diễn ra, không phải việc đã diễn ra, nên mục tiêu chính là giúp cho các đối tượng làm thanh tra cũng như làm thi làm đúng nhiệm vụ của mình. Bởi vậy, phải kịp thời phát hiện những vấn đề cần nhắc nhở, chấn chỉnh tại chỗ ngay lập tức và thông tin kịp thời về trung ương để tập trung chỉ đạo toàn quốc.

Tin tiêu điểm

Đừng bỏ lỡ

Gió mạnh trong cơn bão gây đổ cây, tốc mái.

Khi nào bão thành 'thảm họa'?

GD&TĐ - Có nhiều nguyên nhân khiến một cơn bão trở nên nguy hiểm và gia tăng mức độ gây thiệt hại lên đời sống của con người.

Minh họa/INT

Không thể vì không quản lý được thì cấm!

GD&TĐ - Tình trạng quản không được hoặc khó quản là cấm và cấm được coi là giải pháp nhanh và hiệu quả nhất để giải quyết vấn đề là thực tế đang tồn tại...