Với loại hành vi nhằm thu hút sự chú ý
Với những hành vi này, thầy Nguyễn Văn Luân cho rằng, giáo viên nên giảm thiểu hoặc không để ý đến hành vi của học sinh khi có thể, chủ động chú ý học sinh vào lúc khác;
Nhìn nghiêm nghị nhưng không nói gì; hướng học sinh vào hành vi có ích hơn;
Nhắc nhở cụ thể (tên, công việc phải làm), cho học sinh lựa chọn có giới hạn; dùng hệ quả logic;
Lập nội quy hay lịch trình mà giáo viên sẽ thường xuyên dành thời gian cho học sinh.
Với hành vi nhằm thể hiện quyền lực
Với những hành vi này, giáo viên nên bình tĩnh, rút khỏi cuộc đôi co, xung đột, không “tham chiến” để học sinh nguôi dần;
Sử dụng các bước khuyến khích học sinh hợp tác (hiểu cảm xúc của học sinh, thể hiện mình hiểu cảm xúc đó, chia sẻ cảm xúc của mình về tình huống đó, cùng nhau trao đổi để phòng tránh vấn đề tương tự trong tương lai);
Giúp học sinh thấy có thể sức mạnh, quyền lực theo cách thức tích cực. Giáo viên cần biết rằng tham gia đôi co quyền lực hoặc nhượng bộ chỉ làm học sinh mong muốn có “quyền lực” hơn;
Quyết định xem mình sẽ làm gì, chứ không phải sẽ bắt học sinh làm gì;
Lập nội quy hay kế hoạch mà giáo viên sẽ thường xuyên dành thời gian cho học sinh.
Với hành vi nhằm trả đũa
Với hành vi này, giáo viên nên kiên nhẫn, rút khỏi vòng luẩn quẩn “trả miếng” lẫn nhau. Tránh những hình thức trừng phạt học sinh;
Duy trì tâm lý bình thường trong khi đợi học sinh nguôi dần; khích lệ sự hợp tác, xây dựng lòng tin từ học sinh;
Tâm sự riêng với học sinh để giải quyết khó khăn; sử dụng kỹ năng khích lệ, cho học sinh thấy học sinh được thương yêu tôn trọng;
Lập nội quy hay kế hoạch mà giáo viên thường xuyên dành thời gian cho học sinh.
Với những hành vi thể hiện sự không thích hợp
Trong trường hợp này, giáo viên nên không phê phán, chê bai học sinh; dành thời gian rèn luyện, phụ đạo cho học sinh, đặc biệt về học tập;
Chia nhỏ nhiệm vụ, bắt đầu từ việc dễ để học sinh có thể đạt thành công ban đầu; sử dụng kỹ năng khích lệ, tập trung vào điểm mạnh, vốn quý của học sinh;
Không thể hiện thương hại, không đầu hàng; dành thời gian thường xuyên cho học sinh, giúp học sinh.
“Chiêu” tiếp cận học sinh có hành vi không mong đợi
Trong tình huống học sinh thực hiện các hành vi không mong đợi, thầy Nguyễn Văn Luân cho rằng, giáo viên cần đặt mình vào vị thế của học sinh để lắng nghe, khích lệ những suy nghĩ và thái độ hành vi tích cực; tôn trọng quyền tự ra quyết định và giải quyết vấn đề của các em.
Giáo viên chỉ giữ vai trò khơi gợi những hướng giải quyết tích cực, hoặc phản biện suy nghĩ, thái độ có thể dẫn đến hành vi có nguy cơ rủi ro.
Nguyên tắc chủ yếu là trong các tình huống đó, giáo viên cần cố gắng bình tĩnh, hiểu học sinh, tôn trọng học sinh và dùng các phương pháp kỷ luật tích cực, khích lệ, kiềm chế bản thân để giải quyết.
Đặc biệt, cần tránh hồ đồ và quan liêu đưa ra những lời chỉ trích chưa tìm hiểu nguyên nhân, mục tiêu của hành vi không mong đợi.
Muốn thay đổi hành vi của học sinh một cách hiệu quả, cần có sự hợp tác của học sinh, được học sinh tin cậy. Do đó, giáo viên cần chủ động tiếp xúc để nắm bắt về điều kiện, hoàn cảnh, tâm sự, sức khỏe… của học sinh.
Học sinh cần được giáo viên hiểu những khó khăn, nhu cầu tình cảm của mình. Do đó giáo viên cần quan sát và tìm ra nguyên nhân không được đáp ứng những nhu cầu tình cảm của các em và phải quan tâm đến những khó khăn của học sinh.
Việc tìm hiểu những trở ngại trong học tập và những khó khăn về mặt tâm lí của học sinh sẽ giúp giáo viên không phải dùng biện pháp xử phạt mà vẫn giáo dục học sinh có kết quả...