Các bà vợ cứ vô tư nói câu này trước mặt chồng, trước sau gì cũng ly hôn

Các bà vợ cứ vô tư nói câu này trước mặt chồng, trước sau gì cũng ly hôn

Tiền bạc, một chủ đề nhạy cảm không phải ai cũng muốn đề cập đến trong cuộc sống vợ chồng, nhưng trong thời buổi hiện nay, đó lại là một vấn đề nóng trong mỗi gia đình. Tuy nhiên, cách trao đổi vấn đề tiền bạc với nhau thế nào để không gây mâu thuẫn thì không phải ai cũng nắm được. 

Một trong những câu mà các bà vợ hay nói với chồng mình nhất khi mà cuộc sống chưa mấy dư dả đó là: "Anh nên kiếm nhiều tiền hơn nữa đi. Hãy xem anh A, anh B... đấy". Đây là câu nói làm tổn thương lòng tự trọng của đàn ông nhất.

Lương bổng được xem là thước đo sự thành công của người đàn ông, còn người phụ nữ thì chỉ xem là sự thành đạt trong nghề nghiệp. Chính vì thế họ rất kiêng kỵ việc vợ chê bai mình kiếm ít tiền, vô dụng hoặc bất tài. 

Mặc dù vậy nhiều cô vợ lại vô tư nói về điều này trước mặt chồng. Họ thường so sánh chồng mình với chồng người khác. Đây chính là sai lầm nghiêm trọng mà nhiều bà vợ mắc phải.

Gánh trên vai trách nhiệm trụ cột gia đình, là người kiếm tiền chính để chăm sóc cho vợ con nên đàn ông nào cũng mong mình có thu nhập cao để người thân được sống đủ đầy. Trong quá trình thực hiện mục tiêu ấy, người chồng rất cần sự động viên, chia sẻ từ vợ thay vì những lời hờn trách, so sánh chồng mình với đàn ông khác.

Khi nói câu trên chẳng khác nào bạn đang chê chồng kiếm ít tiền và nó mang ý nghĩa rằng "anh là kẻ bất tài vô dụng". Khi ấy, dù yêu thương vợ đến mấy chồng cũng vì sĩ diện mà hậm hực, buồn phiền, thậm chí thượng cẳng tay hạ cẳng chân vì thấy mình không được tôn trọng.

Phụ nữ thích khoe khoang với nhau về mức lương của chồng. Thế nên khi người đàn ông kiếm được ít tiền, vợ cảm thấy rất mất mặt và thường xuyên than vãn việc tiền không đủ chi tiêu. Kinh tế là vấn đề nhạy cảm trong hôn nhân, nếu bạn vẫn cứ hồn nhiên nói những điều này trước mặt chồng, sớm muộn gì hôn nhân của bạn cũng đổ vỡ. Điều tồi tệ hơn là cả hai cãi vã thường xuyên đến nỗi xem nhau như kẻ thù.

Tuy nhiên, tiền bạc và cuộc sống gia đình là hai yếu tố luôn song hành với nhau. Các chuyên gia tâm lý cho rằng, khi kết hôn, cuộc sống gia đình đối diện với bao vấn đề nan giải và chuyện cơm, áo, gạo, tiền, nên dù không muốn đề cập đến nhưng tài chính vẫn là chủ đề thường xuyên trong mỗi lần trao đổi giữa vợ và chồng.

Do đó, sau khi kết hôn, hãy tập nói "của chúng ta" thay vì nói "của tôi" như trước đây. Dù trao nhiệm vụ quản lý "tài chính gia đình" cho ai, cũng nên thường xuyên trao đổi thẳng thắn với nhau về vấn đề này, tham khảo ý kiến của người kia trước khi lên kế hoạch chi tiêu… đó là những cách xử lý các mâu thuẫn nảy sinh. 

Điều quan trọng nữa là đừng chỉ trích nhau về vấn đề liên quan đến tiền bạc; đừng so sánh khả năng kiếm tiền của vợ hoặc chồng với các gia đình khác.

Cùng với đó, nên nói chuyện thẳng thắn, cầu thị với nhau thay vì giữ sự khó chịu trong lòng cho đến khi sự bực tức bùng cháy thành phẫn nộ và đừng quy chụp hay đổ lỗi cho nhau, điều này làm sự việc căng thẳng hơn. Tiền quan trọng và là nguyên nhân của nhiều bất hòa nhưng không phải việc quá khó xử lý nếu có sự đồng thuận.

Theo giadinh.net.vn

Tin tiêu điểm

Đừng bỏ lỡ

Lễ kết nạp đảng viên đối với anh Nguyễn Cảnh Cường (bìa trái) - Giám đốc thú y cụm trang trại 2 kiêm chuyên gia thú y của Dự án chăn nuôi bò sữa TH ở Nga.

Phía sau những ly sữa tươi sạch

GD&TĐ - Một trong những yếu tố căn bản phía sau làm nên thương hiệu sữa tươi TH chính là kinh nghiệm trong công tác xây dựng Đảng của Đảng bộ Công ty.