Cả nước đã tiêm trên 209,8 triệu liều vắc xin phòng Covid-19

GD&TĐ - Theo thống kê trên Cổng thông tin tiêm chủng Covid-19, đến nay cả nước đã tiêm trên 209,8 triệu liều vắc xin phòng Covid-19 các loại.

Ảnh minh họa.
Ảnh minh họa.

Tỷ lệ bao phủ mũi 1 và mũi 2 của người trên 18 tuổi là 100%; mũi 3 là 52,6%; tỷ lệ bao phủ mũi 1 và mũi 2 của trẻ từ 12- 17 tuổi lần lượt là 100% và 95,8%.

Số vắc xin phòng Covid-19 đã tiêm cho người từ 18 tuổi trở lên là 192.348.404 liều, trong đó mũi 1: 71.412.956 liều; Mũi 2: 70.036.739 liều; Mũi bổ sung: 15.066.717 liều và Mũi 3: 35.831.992 liều

Số vắc xin phòng Covid-19 đã  tiêm cho trẻ từ 12-17 tuổi là 17.250.529 liều, trong đó mũi 1: 8.828.863 liều; Mũi 2: 8.421.666 liều.

Theo Bộ Y tế, cần tiếp tục đẩy mạnh thực hiện các biện pháp chuyên trong phòng chống dịch: Xác định vắc xin phòng Covid-19 vẫn là vũ khí chiến lược, là "lá chắn" quan trọng nhất trong phòng, chống dịch, là nền tảng để thích ứng an toàn, hiệu quả.

Vì vậy, cần đẩy mạnh thần tốc hơn nữa việc tiêm vắc xin phòng Covid-19 cho các đối tượng theo chỉ định; hoàn thành việc tiêm 2 mũi cho trẻ em từ 12-17 tuổi trong tháng 4/2022; đẩy nhanh việc cung ứng vắc xin, quyết tâm cao nhất để hoàn thành việc tiêm chủng cho trẻ em từ 5 - dưới 12 tuổi trong quý II/2022.

Tiếp tục nghiên cứu việc tiêm vắc xin mũi thứ 4 cho các đối tượng chỉ định, nhất là các đối tượng nguy cơ cao.

Bộ Y tế bảo đảm cung ứng đủ vắc xin, các địa phương tổ chức tiêm chủng an toàn, khoa học, hiệu quả.

Tính đến ngày 19/4, nhiều tỉnh, thành triển khai tiêm vắc xin phòng Covid-19 cho trẻ từ 5 - dưới 12 tuổi. Cơ quan chuyên môn của Bộ Y tế đã phân bổ trên 2,3 triệu liều vắc xin để tiêm cho trẻ trong độ tuổi này. 

Tin tiêu điểm

Đừng bỏ lỡ

Minh họa/INT

Chốt mục tiêu tấn công

GD&TĐ - Khu vực Trung Đông vẫn chưa hết thấp thỏm về màn trả đũa của Israel nhằm vào Iran trong khi Tel Aviv tuyên bố đã chốt mục tiêu.

Các trường đại học Australia mất đi sức hút trên thị trường quốc tế.

Đại học Australia tụt hạng

GD&TĐ - Giáo dục đại học Australia có nguy cơ giảm cạnh tranh vì gần một nửa ngành học nước này tụt hạng trong Bảng xếp hạng Đại học Thế giới năm 2025.

Minh họa/INT

Trồng cau ồ ạt, nên chăng?

GD&TĐ - Thấy cau có giá, người ta đổ xô đi mua cau con về trồng. Diện tích cau tăng vọt, thế chỗ cho nhiều loại cây ăn trái khác...