Cả nước có khoảng 270.000 người mất việc làm

0:00 / 0:00
0:00

GD&TĐ - Tính đến ngày 26/5, số người mất việc làm, giãn việc, thiếu việc do cắt giảm đơn hàng khoảng 506.000 người; trong đó khoảng 270.000 người mất việc.

Bộ trưởng Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội Đào Ngọc Dung trả lời chất vấn đại biểu Quốc hội - sáng 6/6.
Bộ trưởng Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội Đào Ngọc Dung trả lời chất vấn đại biểu Quốc hội - sáng 6/6.

Thông tin trên được Bộ trưởng Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội Đào Ngọc Dung cung cấp khi trả lời chất vấn đại biểu Quốc hội - sáng 6/6.

Đặt câu hỏi chất vấn, đại biểu Bố Thị Xuân Linh (Đoàn Bình Thuận) đề nghị Bộ trưởng cho biết giải pháp về quy mô lao động việc làm. Đại biểu nêu rõ, theo báo cáo của Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam tổng hợp ý kiến, kiến nghị của cử tri và nhân dân gửi đến Kỳ họp thứ 5 này, đánh giá về quy mô lao động việc làm tại nhiều địa phương trong cả nước vẫn còn mất cân đối lớn, thị trường phục hồi chậm dẫn đến tình trạng một bộ phận người lao động gặp nhiều khó khăn như thiếu việc làm, sức lao động chưa được tận dụng, phát huy và khai thác hợp lý dẫn đến việc di chuyển nguồn lao động từ địa phương này đến địa phương khác còn ở mức cao, chi phí sức lao động lớn song hiệu quả lao động vẫn còn thấp và lãng phí.

Đại biểu Bố Thị Xuân Linh đề nghị Bộ trưởng có giải pháp gì để giải quyết các vấn đề nêu trên.

Đại biểu Bố Thị Xuân Linh chất vấn Bộ trưởng Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội Đào Ngọc Dung.

Đại biểu Bố Thị Xuân Linh chất vấn Bộ trưởng Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội Đào Ngọc Dung.

Trả lời chất vấn, Bộ trưởng Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội Đào Ngọc Dung nêu rõ, quy mô lao động của nước ta rất lớn. Thời gian vừa qua, tình trạng thiếu việc làm đã xuất hiện. Bình quân tỉ lệ thất nghiệp của chúng ta quý 1 là 2,25%.

Nhìn lại cách đây hơn 1 năm, khi đó diễn đàn kinh tế thế giới xếp nước ta vào nhóm top 5 về tỉ lệ thất nghiệp. Nhưng đến thời điểm này, tỉ lệ thất nghiệp của nước ta có gia tăng hơn. Nếu so với thế giới, tỉ lệ thất nghiệp này ở ngưỡng thấp.

Bộ trưởng Đào Ngọc Dung cho hay, đến ngày 26/5, số người mất việc làm, giãn việc, thiếu việc do cắt giảm đơn hàng là khoảng 506.000 người trong đó có khoảng 270.000 người mất việc.

Tình trạng này, theo ông Đào Ngọc Dung có nhiều nguyên nhân như cắt giảm đơn hàng, tái cơ cấu sản xuất, thay đổi về lực lượng lao động và thực hiện giải quyết chính sách với Bộ Luật Lao động.

Chất vấn người đứng đầu Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội, đại biểu Nguyễn Thị Hà (đoàn Bắc Ninh) đặt vấn đề: sau hơn 2 năm thực hiện chương trình hỗ trợ phát triển thị trường lao động đến năm 2030 theo Quyết định 176 của Thủ tướng Chính phủ, thị trường lao động Việt Nam bước đầu đã có cải thiện. Tuy nhiên, chất lượng nguồn nhân lực đất nước vẫn ở vị trí thấp với nhiều nước trong khu vực. Tỉ lệ lao động có bằng cấp, chứng chỉ chỉ đạt khoảng 26%.

Đại biểu đặt câu hỏi: Bộ trưởng đánh giá như nào về quá trình triển khai thực hiện chương trình hỗ trợ phát triển thị trường lao động trên? Đến bao giờ chất lượng nguồn nhân lực đất nước mới tiệm cận được với các nước trong khu vực?

Trả lời về vấn đề này, Bộ trưởng cho biết, thị trường lao động hiện có quy mô ở độ tuổi từ 15 trở lên là 55 triệu người. Cho đến quý 1/2023, số người tham gia thị trường lao động của chúng ta là 51,4 triệu người.

Trong thị trường lao động, nếu nhìn cả quá trình, thị trường lao động Việt Nam còn non trẻ, nhưng đã có bước hình thành và phát triển tương đối nhanh chóng cả về quy mô, chất lượng.

Đại biểu Nguyễn Thị Hà (đoàn Bắc Ninh) chất vấn Bộ trưởng Đào Ngọc Dung.

Đại biểu Nguyễn Thị Hà (đoàn Bắc Ninh) chất vấn Bộ trưởng Đào Ngọc Dung.

Bộ trưởng Đào Ngọc Dung cho rằng, kỹ năng của lực lượng lao động còn thấp, số lao động qua đào tạo bằng nhiều hình thức khác nhau trên 70%, nhưng số có bằng cấp, chứng chỉ chỉ đạt hơn 26% (tính đến qúy 1/2023).

Các nước trên thế giới họ không đánh giá chỉ số lao động qua đào tạo không có chứng chỉ mà chủ yếu đánh giá qua lao động được đào tạo qua chứng chỉ, bằng cấp. Nếu nhìn lại, chúng ta không phải quá thấp, nhưng thấp hơn so với các nước đang phát triển.

Đây là vấn đề cần phải quan tâm. Nhưng điều quan trọng hơn là trong thị trường lao động của chúng ta, cơ cấu về lực lượng lao động của chúng ta không cân đối, đặc biệt là lao động có trình độ cao đẳng, trung cấp, lao động có kỹ năng thì thấp. Vấn đề này cần phải điều chỉnh trong thời gian tới.

Trong thực tiễn, khi các nhà đầu tư đến Việt Nam, bao giờ cũng đặt vấn đề: Thứ nhất hạ tầng như thế nào. Thứ 2 là nguồn nhân lực chất lượng cao có đáp ứng không.

Hạ tầng thì cả quá trình phát triển, nhưng băn khoăn của các nhà đầu tư hiện nay là chú trọng vào nguồn nhân lực chất lượng cao. Trong khi chúng ta lại thiếu hụt nguồn nhân lực này.

Do vậy, thời gian qua, Chính phủ đã ban hành các chính sách đào tạo nguồn nhân lực theo hướng hiện đại, linh hoạt, bền vững” - Bộ trưởng Đào Ngọc Dung nói.

Tin tiêu điểm

Đừng bỏ lỡ

Minh họa/INT

Cảnh giác với dòng rip

GD&TĐ - Dòng rip là luồng nước mạnh chảy vuông góc từ bờ ra biển. Hiểu nôm na, đó là một dòng nước chảy xiết nhưng bằng mắt thường rất khó phát hiện.
Học sinh Trường THPT Đức Hợp (Kim Động, Hưng Yên) tham gia trò chơi tại chương trình “Hành trình khởi nghiệp từ THPT” năm 2024. Ảnh: TG

Cách làm mới hỗ trợ khởi nghiệp từ THPT

GD&TĐ - “Hành trình khởi nghiệp từ THPT” là cách làm mới mà nhiều địa phương đã và đang kết hợp với cơ sở GD đại học nhằm hỗ trợ học sinh THPT khởi nghiệp...
Ảnh minh họa.

Cân nhắc khi học trung cấp y

GD&TĐ - Bộ Y tế thông báo không cấp giấy phép hành nghề đối với y sĩ trình độ trung cấp sau ngày 31/12/2026.