Cà Mau kiến nghị gỡ khó cho bậc học Mầm non

GD&TĐ - Ngành GD&ĐT tỉnh Cà Mau kiến nghị với Đoàn công tác của Bộ GD&Đ: Bộ cần phối hợp với các bộ, ngành liên quan, sớm có hướng dẫn thực hiện chế độ “xét đặc cách” đối với giáo viên hợp đồng trước ngày 31/12/2015; điều chỉnh khung bậc lương cho phù hợp, trong đó có giáo viên mầm non...

Đoàn công tác làm việc với Sở GD&ĐT Cà Mau.
Đoàn công tác làm việc với Sở GD&ĐT Cà Mau.

Đoàn công tác của Bộ GD&ĐT đã có chuyến kiểm tra việc thực hiện Nghị định 06/2018 của Chính phủ và chiến lược phát triển giáo dục mầm non đến năm 2020 đối với tỉnh Cà Mau.

Đoàn đã tiến hành kiểm tra thực tế về chính sách hỗ trợ ăn trưa đối với trẻ mẫu giáo và chính sách đối với giáo viên mầm non tại các huyện trong tỉnh.

Theo báo cáo của Sở GD&ĐT Cà Mau, từ tháng 9/2018 đến hết tháng 5/2019, tỉnh Cà Mau đã chi ngân sách gần 6 tỷ đồng cho khoảng 100 cơ sở giáo dục mầm non, với hơn 5.000 cháu thuộc các trường công lập và ngoài công lập tại các huyện, thành phố trong tỉnh.

Tuy vậy, việc chi trả hỗ trợ còn gặp nhiều khó khăn, do chưa cấp nguồn kinh phí bổ sung; một số huyện giao kinh phí còn chậm; hồ sơ đề nghị thụ hưởng chưa khớp; phụ huynh đi làm ăn xa, chưa quan tâm đến quyền lợi đối với con cháu mình... 

Bên cạnh đó, công tác chuyển xếp lương; giáo viên dạy 2 buổi/ngày thuộc các nhóm trẻ, lớp mẫu giáo ghép, hoặc giáo viên trực tiếp dạy tăng cường tiếng Việt được tỉnh Cà Mau quan tâm.

Phó Giám đốc Sở GD&ĐT Cà Mau Lê Thanh Liêm kiến nghị với đoàn công tác: Bộ GD&ĐT cần phối hợp với các bộ, ngành liên quan, sớm có hướng dẫn thực hiện chế độ “xét đặc cách” đối với giáo viên hợp đồng trước ngày 31/12/2015; điều chỉnh khung bậc lương cho phù hợp, trong đó có giáo viên mầm non.

Hiện nay, bậc học mầm non của tỉnh khó khăn như một số phòng học diện tích hẹp, sĩ số đông; giáo viên mầm non thiếu khoảng 300 người nhưng không có nguồn tuyển dụng…

Tin tiêu điểm

Đừng bỏ lỡ

Minh họa/INT

Lá bài cuối cùng

GD&TĐ - Sau hơn một năm xung đột dữ dội, cả dải đất Gaza gần như đã bị biến thành đống đổ nát và trở thành một cuộc khủng hoảng nhân đạo tồi tệ.