Ca mắc Covid-19 giảm mạnh, trung bình còn 39.280 ca/ngày

GD&TĐ - Theo thống kê của Bộ Y tế, số bệnh nhân Covid-19 nặng đang điều trị là 1.235 ca. Số ca mắc Covid-19 trung bình ghi nhận trong 7 ngày qua giảm còn 39.280 ca/ngày.
Ảnh minh họa.
Ảnh minh họa.

Theo thống kê của Bộ Y tế, ngày 11/4, trên Hệ thống Quốc gia quản lý ca bệnh Covid-19 ghi nhận 23.184 ca mắc Covid-19 mới, giảm 5.126 ca so với ngày trước đó tại 61 tỉnh, thành phố (trong đó có 16.483 ca trong cộng đồng).

Cả nước chỉ có 5 tỉnh, thành phố ghi nhận ca mắc mới trên 1.000 ca/ ngày gồm: Hà Nội (2.011), Nghệ An (1.470), Yên Bái (1.271), Phú Thọ (1.187), Bắc Giang (1.053). Trung bình số ca nhiễm mới trong nước ghi nhận trong 7 ngày qua giảm còn 39.280 ca/ngày, trong khi giai đoạn cao điểm đã lên đến hơn 150.000 ca/ngày.

Kể từ đầu dịch đến nay Việt Nam có 10.250.160 ca mắc Covid-19, đứng thứ 12/227 quốc gia và vùng lãnh thổ, trong khi với tỷ lệ số ca nhiễm/1 triệu dân, Việt Nam đứng thứ 110/227 quốc gia và vùng lãnh thổ (bình quân cứ 1 triệu người có 103.661 ca nhiễm).

Riêng đợt dịch thứ 4 (từ ngày 27/4/2021 đến nay): Số ca nhiễm ghi nhận trong nước là 10.242.413 ca,. Các địa phương ghi nhận số nhiễm tích lũy cao trong đợt dịch này: Hà Nội (1.524.273), TP. Hồ Chí Minh (602.470), Nghệ An (416.641), Bình Dương (381.716), Bắc Giang (375.584).

Đến nay, tổng số người mắc Covid-19 đã khỏi bệnh ở nước ta: 8.554.923 ca. Hiện thống kê của Bộ Y tế cho thấy số bệnh nhân nặng đang điều trị là 1.235 ca. Số bệnh nhân nặng như vậy đã giảm khoảng 70% so với cùng kỳ cao điểm tháng 3.

Trung bình số tử vong ghi nhận trong 7 ngày qua: 27 ca.Tổng số ca tử vong do Covid-19 tại Việt Nam tính đến nay là 42.830 ca, chiếm tỷ lệ 0,4% so với tổng số ca nhiễm.

Tổng số ca tử vong xếp thứ 24/227 vùng lãnh thổ, số ca tử vong trên 1 triệu dân xếp thứ 130/227 quốc gia, vùng lãnh thổ trên thế giới. So với châu Á, tổng số ca tử vong xếp thứ 6/49 (xếp thứ 3 ASEAN), tử vong trên 1 triệu dân xếp thứ 25/49 quốc gia, vùng lãnh thổ châu Á (xếp thứ 4 ASEAN).

Ảnh minh họa/INT

Quyết định 'liều lĩnh'?

GD&TĐ - Theo TEPCO, các hệ thống lọc đã loại bỏ hầu hết 62 chất phóng xạ trong lượng nước mà nhà máy điện hạt nhân Fukushima chuẩn bị xả ra biển.
Ảnh mih họa ITN.

Tập trung nguồn lực

GD&TĐ - Triển khai từ năm học 2020 - 2021, Chương trình GDPT 2018 đã đi được nửa chặng đường với nhiều kết quả đáng khích lệ.
Trong giai đoạn nước rút, học sinh phải luôn bình tĩnh, không nên đoán đề để “học tủ”. Ảnh: INT

Thi vào lớp 10 cẩn thận 'tủ đè'

GD&TĐ - Thời điểm cận ngày thi tuyển sinh vào lớp 10 TPHCM, trên mạng xã hội xuất hiện nhiều dòng trạng thái về đoán đề thi môn Ngữ văn.