Cả đời gắn bó với học sinh vùng cao xứ Quảng

GD&TĐ - Đối với thầy giáo Nguyễn Văn Năm, gần 30 năm trôi qua, với bao thăng trầm trong nghề nghiệp, những tháng ngày miệt mài bên từng trang giáo án với sự nghiệp trồng người ở Trường Dân tộc bán trú Tiểu học Trà Nam (xã Trà Nam, huyện Nam Trà My, tỉnh Quảng Nam), giúp nhiều thế hệ học trò trưởng thành luôn là kỷ niệm đẹp…

Cả đời gắn bó với học sinh vùng cao xứ Quảng

Sinh ra và lớn lên tại một gia đình nghèo hiếu học tại xã Bình Định, huyện Thăng Bình (Quảng Nam), thầy Nguyễn Văn Năm (49 tuổi) đã có tròn 30 năm gắn bó với vùng cao Trà My này. Năm 1986, thầy tốt nghiệp lớp học miền núi của Trường Trung học Sư phạm Đà Nẵng. Ra trường, thầy Năm mang theo hoài bão lớn lao của tuổi trẻ, muốn đem con chữ lên những vùng cao, nơi mà nhiều trẻ em không được cắp sách đến trường.

Thầy Năm chia sẻ: “Thời điểm năm 1987, tôi tình nguyện lên vùng cao, gia đình cũng có phản đối, vì không muốn con khổ. Điểm tôi đến đầu tiên là Trường Tiểu học Trà Linh (xã Trà Linh, huyện Trà My cũ), nơi ấy có học sinh toàn là con em đồng bào dân tộc Xơ Đăng”. Dù đã xác định tư tưởng phải đối mặt với khó khăn, nhưng chính bản thân thầy vẫn cảm thấy hoang mang, lo lắng cùng với đó là cảm giác hồi hộp khi được gặp trẻ em vùng cao.

Thầy Năm cho biết: “Hồi cuối những năm 1987, nơi đây điện không có, toàn xã đều thắp đèn dầu, các thầy vừa lên lớp, vừa mang đèn theo, đến tối cả vùng cao chìm trong đêm tối. Cứ tối đến, chúng tôi đi tìm nhà dân để ngủ nhờ, mỗi người mang theo một cái đèn, vừa đi vừa che để không tắt. Vừa đến nhà dân, vừa đi vận động học sinh đến lớp bằng đèn. Những học trò ngày ấy, áo không có mặc, cơm không có ăn, quần thiếu vải, mùa lạnh đến cứ như dao cắt vào thịt, tím tái lại.

Nhất là những mùa lũ về, học sinh vùng cao lại chẳng mấy em đến lớp, vậy là các thầy lại chân ướt chân ráo đi vận động học sinh đến trường. Nhiều lúc một lớp chỉ có 4 học sinh, mỗi em một góc co ro lại vì quá lạnh. Khi ấy tiếng thầy giảng bài hòa vào cái rét thấu da. Nhìn các em, tôi thương lắm, cứ mỗi lần về thăm nhà, tôi luôn cố gắng mang áo quần cũ cho các em mặc”.

Sau gần 17 năm công tác tại điểm Trường Tiểu học Trà Linh (xã Trà Linh), từ năm 2004, thầy Nguyễn Văn Năm được Phòng GD&ĐT huyện Nam Trà My luân chuyển về làm Hiệu trưởng Trường Dân tộc bán trú Tiểu học Trà Nam. Thế là, thầy Năm lại gói ghém đồ đạc, lặn lội đi bộ về xã Trà Nam, huyện Nam Trà My, lại nhọc nhằn với trẻ em vùng cao đến tận bây giờ.

Chiều về trên vùng cao này, những cơn mưa cứ dây dưa như níu kéo người đi kẻ ở. Con dốc đầu làng mới hôm qua tôi từng đến và giờ lại phải chia tay để về xuôi. Thầy Năm tiễn chúng tôi ra tận con dốc đầu làng thôn 1, tôi bắt tay thầy và hứa sẽ có ngày quay trở lại nơi này thăm thầy và các cô giáo. Trong giây phút ấy, tôi hỏi thầy bao giờ về lại dưới xuôi, thầy nắm chặt tay tôi và bảo: “Gắn bó với nơi này rồi. Không về xuôi nữa anh ơi!”.

Trà Nam là xã vùng sâu cao của huyện Nam Trà My; cách thị trấn Tắc Pỏ (trung tâm huyện lỵ) gần 40 km về hướng Tây Nam, giáp với huyện Tu Mơ Rông (Kon Tum). Trường Dân tộc bán trú Tiểu học Trà Nam nằm chót vót trên sườn núi Ngọc Linh cao 2.596m, mây mù giăng bao phủ quanh năm. Thầy Hiệu trưởng Nguyễn Văn Năm dẫn chúng tôi dạo một vòng quanh sân trường quanh năm luôn mây mù giăng bao phủ, khoe những công trình xanh được thầy cô và học trò tự mày mò làm nên...

Tin tiêu điểm

Đừng bỏ lỡ

Rosemarie Dehesa thường đăng video về việc cô ăn nhiều loại thực phẩm. Ảnh: Rosemarie Martin Dehesa/CNN

Lo ngại trước xu hướng mukbang

GD&TĐ - Từ 'mukbang' bắt nguồn từ sự kết hợp của các từ tiếng Hàn 'meokda', có nghĩa là ăn, và 'bangsong', có nghĩa là phát sóng.

Giới trẻ Trung Quốc bình thường hóa ly hôn như hẹn hò. Ảnh: Edition.cnn.com

Bùng nổ chụp ảnh... ly hôn

GD&TĐ - Nếu tỷ lệ kết hôn ở Trung Quốc đang ngày càng giảm mạnh thì tỷ lệ ly hôn lại gia tăng nhanh.

Minh họa/INT

Sốt mò

GD&TĐ - Sốt mò là bệnh truyền nhiễm cấp tính thuộc nhóm C trong Luật Phòng chống bệnh truyền nhiễm.

Ảnh: Quốc Bình

Cam Cao Phong

GD&TĐ - Bố khệ nệ mang về thùng cam mà đứa nào cũng… thờ ơ, dù chúng vừa chạy xe căng hải vượt 3 km từ trường về.