BV Đa khoa tỉnh Sơn La liên kết BV tuyến trung ương cứu chữa bệnh nhân nguy kịch

GD&TĐ - Để mở ra cơ hội sống cho các bệnh nhận nguy kịch, Bệnh viện Đa khoa tỉnh Sơn La đã liên kết với Bệnh viện tuyến trung ương cứu chữa cho các bệnh nhân qua 2 hình thức trực tuyến và trực tiếp. Qua đó, đã góp phần cứu sống rất nhiều bệnh nhân có bệnh lý nặng.

Bệnh viện Đa khoa tỉnh Sơn La liên kết với Bệnh viện tuyến TW, cứu chữa bệnh nhân nguy kịch
Bệnh viện Đa khoa tỉnh Sơn La liên kết với Bệnh viện tuyến TW, cứu chữa bệnh nhân nguy kịch

Nhằm nâng cao chất lượng chăm sóc sức khỏe cho người dân, trong những năm qua Bệnh viện Đa khoa tỉnh Sơn La đã liên kết với các bệnh viện tuyến trung ương. Bệnh viện đã mời nhiều chuyên gia đầu ngành, giàu kinh nghiệm hỗ trợ chuyên môn cho các chuyên khoa của bệnh viện, như: Chuyên khoa Nhi, Hồi sức tích cực - Chống độc và nhiều chuyên khoa khác đã góp phần cứu sống rất nhiều bệnh nhân”.

Ông Đỗ Xuân Thụ – Giám đốc Bệnh viện Đa khoa tỉnh Sơn La cho biết: “Đứng trước 1 bệnh nhân có bệnh lý phức tạp và nguy kịch, không thể chuyển lên tuyến trên được, các dấu hiệu sinh tồn của bệnh nhân không đủ điều kiện để chuyển đi; Phương án hỗ trợ tại chỗ, cấp cứu lưu động sẽ là biện pháp tối ưu nhất được chúng tôi và các bác sỹ trong hội đồng y khoa của bệnh viện lựa chọn vì tính mạng của người bệnh. Việc phối hợp, liên kết với các bệnh viện tuyến trung ương đã mang lại hiệu quả rất cao, cứu chữa khỏi nhiều ca bệnh nguy kịch”.

Bệnh viện Đa khoa tỉnh Sơn La liên kết với Bệnh viện tuyến trung ương, cứu chữa cho bệnh nhân nguy kịch.
Bệnh viện Đa khoa tỉnh Sơn La liên kết với Bệnh viện tuyến trung ương, cứu chữa cho bệnh nhân nguy kịch.

Trước đây, vào ngày 4/6, tại khoa Nhi, Bệnh viện Đa khoa tỉnh Sơn La tiếp nhận bệnh nhi 3 tuổi vào viện trong tình trạng sốt, ho, nguy kịch.Bệnh nhân nhi đã được các bác sỹ tiếp đón, làm xét nghiệm cận lâm sàng được chẩn đoán: Viêm phổi, chỉ định dùng kháng sinh để điều trị sau khi tiêm mũi thứ 3 trẻ xuất hiện tím tái, co giật toàn thân, trào bọt hồng.

Sau đó, bệnh nhân được chẩn đoán phù phổi cấp, suy tuần hoàn sốc phản vệ độ III sau tiêm kháng sinh. Các bác sỹ tiến hành cấp cứu theo phác đồ phản vệ của Bộ y tế, đặt nội khí quản, thở máy, dùng thuốc vận mạch liều cao theo dõi sát tình trạng và diễn biến của bệnh nhi. Bác sỹ khoa Nhi hội chẩn liên tục với các bác sỹ hồi sức tích cực, xin ý kiến chỉ đạo của Ban giám đốc bệnh viện để đưa ra phác đồ điều trị tối ưu nhất.

Sau 1 ngày điều trị tích cực bằng các biện pháp hồi sức tích cực, với trang thiết bị y tế hiện đại (thở máy, thở máy cao tần,…), tình trạng của bệnh nhi chưa có sự chuyển biến rõ rệt, SP02 chỉ duy trì ở khoảng 65% – 70% khi trẻ được thở máy cao tần, nếu kéo dài và không áp dụng phương pháp điều trị cao hơn, bệnh nhi có nguy cơ tử vong.

Trước diễn biến nghiêm trọng của ca bệnh trên, các bác sỹ đã hội chẩn cấp cứu và quyết định sử dụng kỹ thuật ECMO để hỗ trợ tim phổi. Ngay lập tức Bệnh viện Đa khoa tỉnh Sơn La đã liên hệ, đề nghị bệnh viện nhi trung ương hỗ trợ 1 ekip đặt ECMO (tim phổi nhân tạo) tại chỗ cho bệnh nhân.

Sau khi trao đổi nhanh diễn biến và tình trạng bệnh của bệnh nhi, Trung tâm hồi sức tích cực phối hợp Trung tâm đào tạo và chỉ đạo tuyến thuộc Bệnh viện Nhi trung ương nhanh chóng cử ekip hồi sức lưu động khẩn cấp lên Sơn La, vượt 350km để hỗ trợ. Sau đó bệnh nhân được điều chuyển xuống Hà Nội, gần 2 tuần điều trị tại bệnh viện Nhi trung ương, bệnh nhi đã được rút ECMO và cai oxy. Hiện tại, tình trạng của bệnh nhi đã cải thiện rõ rệt, tự thở, tỉnh táo và có thể ăn cháo và đã được ra viện

Việc chủ động liên hệ Bệnh viện tuyến trung ương, hỗ trợ chuyên môn theo hình thức trực tiếp hoặc trực tuyến để chăm sóc điều trị bệnh nhân nặng, bệnh nhân nguy kịch luôn được bệnh viện quan tâm và chỉ đạo sát sao để góp phần nâng cao chất lượng khám và điều trị cho người bệnh.

Tin tiêu điểm

Đừng bỏ lỡ