Tuy nhiên, các xu hướng trên cả hai mặt trận đã đi sai đường trong năm 2018, trái ngược với điều cần xảy ra, theo cơ quan này báo cáo trong tổng quan Đầu tư Năng lượng Thế giới hằng năm lần thứ 4.
Tiền đi vào các dự án dầu khí thượng nguồn mới - thăm dò, khoan và cơ sở hạ tầng - đã tăng thêm bốn phần trăm trong năm 2018, trong khi đầu tư vào các nguồn than mới tăng 2%, mức tăng đầu tiên trong lĩnh vực đó kể từ năm 2012.
Đồng thời, đầu tư vào tất cả các loại năng lượng tái tạo mới giảm khoảng hai phần trăm. Đầu tư năng lượng toàn cầu năm 2018 chia đều cho các lĩnh vực cung cấp nhiên liệu và năng lượng điện lên đến tổng cộng là 1,85 nghìn tỷ đô la, tương đương với năm 2017, IEA báo cáo.
“Các chính phủ vẫn không rõ ràng trong việc cam kết hay không cam kết để đạt được các mục tiêu của Thỏa thuận Paris”, Mike Waldron, nhà phân tích đầu tư năng lượng của IEA nói với truyền thông trước khi công bố báo cáo.
Một báo cáo mang tính bước ngoặt của Mỹ vào tháng 10/2018 kết luận rằng lượng khí thải CO2 phải giảm 45% vào năm 2030 và đạt mức cân bằng trong năm 2050 nếu muốn giữ độ tăng nhiệt của Trái đất ở mức giới hạn an toàn hơn là 1,5 độ C.
Báo cáo cho biết, việc thiếu định hướng chính sách rõ ràng về biến đổi khí hậu đã khiến các nhà đầu tư năng lượng hướng tới các dự án có thời gian thực hiện ngắn hơn và có thể góp phần tạo ra khoảng cách giữa cung và cầu. Theo xu hướng hiện tại, tiền sử dụng cho việc phát triển tất cả các loại năng lượng - đặc biệt là dầu, khí đốt và than - sẽ không đáp ứng được nhu cầu năng lượng toàn cầu dự kiến trong thập kỷ tới.
Theo Kịch bản chính sách mới, các mô hình đầu tư hiện tại sẽ tiếp tục theo một quỹ đạo tương tự, được điều chỉnh cho các kế hoạch cắt giảm carbon tự nguyện của quốc gia - điều nếu được thực hiện - sẽ cho kết quả là hành tinh ấm lên chỉ dưới mức 3 độ C trên mức tiền công nghiệp trong vòng 80 năm. Kịch bản phát triển bền vững hoàn toàn đi theo Thỏa thuận Paris, theo IEA.
Nhìn rộng hơn, “để đạt được mục tiêu của kịch bản phát triển bền vững sẽ đòi hỏi một sự phân bổ lớn từ cung cấp nhiên liệu sang năng lượng điện, điều hiện chưa xảy ra”, theo Tim Gould, người đứng đầu Bộ phận Đầu tư và Triển vọng Năng lượng Thế giới của IEA cho biết.
Ở cấp độ quốc gia, Trung Quốc tiếp tục là thị trường lớn nhất cho đầu tư năng lượng trong năm 2018, nhưng khoảng cách dẫn đầu đang bị thu hẹp. Ấn Độ có bước nhảy đầu tư lớn thứ hai sau chỉ sau Mỹ.
Tuy nhiên, các khu vực nghèo nhất thế giới vẫn tiếp tục có sự phân bổ đầu tư ít đến mức thiếu cân xứng vào bất cứ nguồn năng lượng mới nào.