Đó là kinh nghiệm làm chủ nhiệm của cô Nguyễn Thị Mai (Trường tiểu học Nhân Chính - Thanh Xuân, Hà Nội).
Ngoài ra, theo cô Mai, giáo viên cần biết kết hợp linh hoạt phương pháp giáo dục cá nhân và tác động song song.
Phương pháp: Bùng nổ sư phạm
Bùng nổ sư phạm là nghệ thuật giáo dục tác động vào đối tượng có vấn đề đặc biệt tốt hoặc chưa tốt, về bản chất đó là tác động tay đôi nhưng sử dụng với cường độ tác động mạnh, bất ngờ vào quá trình hưng phấn hoặc ức chế của hoạt động sinh lí thần kinh dẫn tới thay đổi của quá trình tâm lí, các trạng thái, thế giới quan, lý tưởng… và hành vi của cá nhân.
Ví dụ một học sinh gặp hoàn cảnh đặc biệt khó khăn, trong lúc bi quan tột độ nếu được sự động viên tinh thần, giúp đỡ hiệu quả của giáo viên chủ nhiệm và tập thể lớp gây được xúc cảm, tình cảm, để lại dấu ấn mạnh và học sinh đó vượt qua được sự bế tắc, khó khăn thì đó là sự bùng nổ sư phạm có hiệu quả.
Ngoài những phương pháp giáo dục trên, giáo viên chủ nhiệm cần trau dồi, nắm vững và biết sử dụng các phương pháp khác như: Giáo dục bằng truyền thống, giáo dục bằng hệ thống viễn cảnh, giáo dục bằng kỉ luật sinh hoạt,… đó là những phương pháp giáo dục hành vi đạo đức, nhân cách học sinh rất có hiệu quả.
Để công tác chủ nhiệm lớp ở trường tiểu học đáp ứng yêu cầu nâng cao chất lượng giáo dục thì một trong những kĩ năng quan trọng nhất của người giáo viên chủ nhiệm là nắm vững tâm lý học sinh.
Đặc thù của học sinh tiểu học, tuy không quá phức tạp nhưng cũng có nhiều vấn đề cần suy nghĩ. Các em đang ở lứa tuổi còn là trẻ con cần được vỗ về chăm sóc, không tự mình giải quyết mọi tình huống.
Để khẳng định mình, các em dễ có những hành xử bột phát, bất ngờ mà chính các em cũng chưa ý thức một cách đầy đủ hậu quả sẽ đến.
Vì vậy, một sự định hướng đúng đắn để giúp các em hình thành tính cách của mình mai này, là điều hết sức quan trọng khi các em còn ngồi trên ghế nhà trường. Không chỉ truyền đạt kiến thức trong học tập, các em cần được trao đổi mọi điều về chính bản thân, về những gì chân – thiện – mĩ trong cuộc sống.
Đằng sau tất cả mọi kiến thức, kĩ năng cần trang bị và rèn luyện, còn lại là một yêu cầu tuy không được đặt ra trong các văn bản nhưng nó lại chi phối tất cả, đó chính là cái tâm của người giáo viên.
Không có một tấm lòng, mọi công việc sẽ chỉ là hình thức. Và như vậy, yêu thương chăm sóc các em không chỉ là mệnh lệnh mà còn là một nhu cầu không thể thiếu của trái tim người giáo viên chủ nhiệm.
Phương pháp giáo dục cá nhân
Là phương pháp tác động trực tiếp, trực diện giữa giáo viên chủ nhiệm với đối tượng cần tác động bằng cảm hóa, mệnh lệnh, thuyết phục hoặc cưỡng bức, buộc học sinh phải thực hiện các yêu cầu và chấp nhân các quan điểm chuẩn mực hành vi đạo đức hoặc làm một việc gì đó theo mục tiêu giáo dục.
Bằng uy tín và vị thế của giáo viên, phương pháp giáo dục trực tiếp mang lại hiệu quả tức thời. Ví dụ: Ngăn cản học sinh nói chuyện trong lớp; với học sinh có điểm tốt tuyên dương kịp thời…
Phương pháp tác động song song
Tác động song song nghĩa là giáo viên chủ nhiệm không tác động trực tiếp tới đối tượng mà thông qua các thành viên khác của lớp chủ nhiệm (có thể là lớp trưởng, chi đội trưởng, cán bộ lớp, tổ, nhóm, hoặc cả lớp…) để các thành viên tác động lẫn nhau, nhắc nhở nhau.
Muốn phát huy hiệu quả của phương pháp tác động song song, giáo viên chủ nhiệm phải có uy tín, nắm vững đối tượng giáo dục, có trách nhiệm cao, nắm vững quy trình xây dựng tập thể học sinh lớp chủ nhiệm, thầy cô chủ nhiệm và tập thể lớp phải thiết lập được sự thông cảm lẫn nhau.