Có từ 10% đến 30% dân số trên thế giới bị đầy hơi. Chứng khó tiêu, kinh nguyệt, táo bón và dị ứng thực phẩm là những nguyên nhân phổ biến nhất và thường là tạm thời dẫn tới chứng đầy hơi.
Tuy nhiên, nếu tình trạng này diễn ra thường xuyên và gần như trở thành mãn tính, thì đó có thể là dấu hiệu của một thứ gì đó nguy hiểm hơn.
1. Nhiễm trùng đường tiết niệu
Đầy hơi cũng có thể được gây ra bởi nhiễm trùng thận nặng.
2. Bệnh gan
Bệnh gan, có thể do sử dụng rượu, viêm gan C hoặc ung thư, dẫn đến tích tụ chất lỏng và gây đầy hơi. Nếu chứng đầy hơi gây ra do vấn đề ở gan, thì bạn cũng có thể cảm thấy mệt mỏi, dễ bị bầm tím hoặc phát triển vàng da.
Nếu bạn có những triệu chứng này, bạn phải liên lạc ngay với bác sĩ.
3. Bệnh viêm ruột
Bệnh viêm ruột (IBD) gồm hai loại bệnh là viêm loét đại tràng và bệnh Crohn. Điều này có thể gây ra tiêu chảy, đau bụng và thậm chí đầy hơi.
Nghiên cứu đã chỉ ra rằng những người mắc bệnh Crohn có nhiều khả năng không dung nạp đường sữa. Không dung nạp lactose có thể gây ra sự hình thành khí và sau đó có thể dẫn đến đầy hơi.
4. Viêm túi thừa
Viêm túi thừa là tình trạng viêm ở các túi nhỏ gọi là túi thừa phát triển dọc theo thành ruột. Các triệu chứng bao gồm đột ngột đau bụng dưới. Ở châu Á, cơn đau thường ở phía bên phải trong khi ở Bắc Mỹ và châu Âu, nó ở phía dưới bên trái .
Các triệu chứng khác có thể bao gồm buồn nôn, tiêu chảy, táo bón và đầy hơi.
5. Ung thư
Có một số cơ quan nằm ở vùng bụng như tuyến tụy, dạ dày, đại tràng, tử cung và buồng trứng. Nếu ung thư phát triển ở một trong những cơ quan này, nó có thể dẫn đến đầy hơi không thể giải thích được.
Do đó, nếu bạn nhận thấy đầy hơi dai dẳng và kích thước bụng tăng đột ngột, thay vì đầy hơi đến và đi, đó có thể là dấu hiệu của bệnh ung thư.
6. Sức khỏe tâm thần
Khi một người bị căng thẳng mãn tính, các hormone như cortisol có thể được ưu tiên. Trong tình huống này, hormone tiêu hóa không được sản xuất dồi dào có thể dẫn đến chứng khó tiêu và khiến người bệnh cảm thấy đầy hơi.