Ý kiến trái chiều về việc Kỳ Duyên và bạn trai hút bóng cười
Mới đây, hình ảnh Kỳ Duyên và bạn trai hút bóng cười trong một góc tối đã khiến cư dân mạng chấn động. Ngay sau khi hình ảnh bị lộ, đã có rất nhiều ý kiến trái chiều về hành động của Kỳ Duyên và bạn trai.
Nhiều sy kiến cho rằng, hành động của Kỳ Duyên cũng chỉ như bao cô gái trẻ khác, đó là hành động nhằm giải trsi tiêu khiển. Tuy nhiên, cũng có không ít cư dân mạng bày tỏ sự phẫn nộ về hành động này.
Nhiều ý kiến cho rằng: “Hết hút thuocs rồi lại bóng cười, đó đều là những thú vui đáng lên án đối với giới trẻ. Là một Hoa hậu, có lẽ Kỳ Duyên phải ý thức việc này hơn bao giờ hết”.
“Thật không thể chấp nhận được, hoa hậu việt nam mà luôn xuất hiện với những hình ảnh xấu nhất, ăn chơi nhất của giới trẻ. Một Hoa hậu mà lại bình thường hóa mọi tật xấu thế này thì làm sao có thể đứng trong hàng ngũ Hoa hậu Việt Nam” – Một cư dân mạng bức xúc.
Bóng cười là gì và có tác hại như thế nào?
Theo các chuyên gia, bóng cười hay còn được gọi với tên Funkyball là một trong những trào lưu đang được giới trẻ ở nhiều nước trên thế giới trong đó có Việt Nam thịnh hành nhất hiện nay, họ coi đây là một thú vui dùng để xả stress.
Bóng cười được bán bí mật một cách "công khai"
Bóng cười không phải là một loại thuốc hay trò chơi nó thực chất chỉ là những quả bóng bay bình thường nhưng được bơm thêm khí nitrous oxide và công việc của người dùng chỉ là "thổi" và "hít" - "hít" và "thổi".
Tại các hộp đêm ở Hà Nội, không khó để tìm được bóng cười vì chúng được bán bí mật một cách "công khai" tại đây để phục vụ các dân chơi.
Các bình khí dùng bơm bóng cười
Gọi là bóng cười vì quả bóng này không có tác dụng nào khác ngoài khả năng gây cười, cười nhiều và cười lâu. Chỉ cần hít hà bạn sẽ nhanh chóng cười, cười và cười không kiểm soát.
Dưới ánh sáng mờ ảo của quán baz cùng tiếng nhạc sập sình, các dân chơi như có thêm "động lực" tha hồ nhảy múa và cười khoái trá.
Theo báo chí, vào năm 2010, diễn viên Mỹ Demi Moore sau khi hít loại bóng cười này trong những buổi tiệc đã phải nhập viện với triệu chứng co giật, run rẩy. Cuối năm 2012, một sinh viên Trường Đại học Illinois là Benjamin Collen, 19 tuổi, đã tử vong vì bị ngạt khí N2O.
Bóng cười gắn liền với những hình ảnh ăn chơi
Mới đây nhất, một hot girl Hà Nội cũng đã nhập viện vì hút bóng cười bị ngộ độc khí N2O dẫn đến ức chế thần kinh, gây đột quỵ dạng nhẹ.
Điều nguy hại là nếu lạm dụng chất gây ảo giác lâu ngày sẽ rất dễ đi đến sử dụng thuốc gây nghiện thật sự, thậm chí là sử dụng ma túy. Bởi vì, khi đã quen cảm giá "phê" với ảo giác, các bạn trẻ rất dễ tìm đến thứ tạo cảm giác"phê" mạnh hơn.
Các em đã quen dùng khí cười để "phê" thì sẽ có lúc chơi thử bồ đà, thuốc lắc, "hàng đá"... Đến lúc nào đó sẽ chơi thử heroin, từ hút đến tiêm chích và rồi chắc chắn việc nghiện tiêm chích ma túy cộng với nhiễm HIV/AIDS sẽ đến cái chết.