Đối tượng áp dụng là những người tốt nghiệp trình độ đại học ngành phù hợp với các môn học cấp THCS, cấp THPT, có nguyện vọng trở thành giáo viên THCS, THPT;
Những người đã được tuyển dụng làm giáo viên nhưng chưa có chứng chỉ bồi dưỡng nghiệp vụ sư phạm phù hợp theo quy định của Bộ GD&ĐT và các tổ chức và cá nhân có liên quan.
Chương trình gồm khối học phần chung (phần A) và khối học phần nhánh: khối học phần dành cho người tốt nghiệp trình độ đại học ngành phù hợp với các môn học cấp THCS, có nguyện vọng trở thành giáo viên THCS (phần B) hoặc người tốt nghiệp trình độ đại học ngành phù hợp với các môn học cấp THPT, có nguyện vọng trở thành giáo viên THPT (phần C).
Khối học phần chung: 17 tín chỉ, gồm 15 tín chỉ bắt buộc và 2 tín chỉ tự chọn. Khối học phần nhánh: 17 tín chỉ/nhánh. Trường hợp người học tham gia học cả 2 học phần nhánh thì chỉ cần học 1 lần khối học phần chung.
Hình thức tổ chức bồi dưỡng gồm: Bồi dưỡng trực tiếp; Bồi dưỡng trực tiếp kết hợp với bồi dưỡng trực tuyến.
Cơ sở đào tạo, bồi dưỡng lựa chọn hình thức tổ chức bồi dưỡng phù hợp với điều kiện thực tiễn. Dự thảo cũng đưa ra một số học phân không bồi dưỡng trực tuyến.
Người học được cấp chứng chỉ bồi dưỡng khi tham gia học tập đầy đủ các học phần quy định trong chương trình bồi dưỡng, có tất cả các bài kiểm tra học phần đạt điểm từ 5 điểm trở lên.
Cơ sở giáo dục thực hiện nhiệm vụ đào tạo, bồi dưỡng nhà giáo thực hiện việc cấp chứng chỉ bồi dưỡng cho người học khi hoàn thành khóa học theo quy định.
Mẫu chứng chỉ bồi dưỡng thực hiện theo mẫu chứng chỉ của hệ thống giáo dục quốc dân do Bộ trưởng Bộ GD&ĐT quy định. Việc in, cấp và quản lý chứng chỉ bồi dưỡng theo các quy định hiện hành của Bộ trưởng Bộ GD&ĐT.
Xem chi tiết dự thảo TẠI ĐÂY