Gấp rút bồi dưỡng giáo viên dạy SGK lớp 1 mới

Gấp rút bồi dưỡng giáo viên dạy SGK lớp 1 mới

56/63 địa phương hoàn thành tập huấn

PGS.TS Nguyễn Văn Tùng – Phó Tổng biên tập Nhà xuất bản Giáo dục ViệtNam (NXBGDVN) – Đơn vị cung ứng lượng lớn SGK lớp 1 mới cho biết: Với mục tiêu100% GV dạy lớp 1 được tập huấn thường xuyên, liên tục, NXBGDVN đã có kế hoạchbồi dưỡng GV sử dụng SGK lớp 1 từ sớm.

Cụ thể, NXBGDVN xây dựng hai nền tảng Hành trang số và Tập huấn giúp GVcó thể xem và tải miễn phí các tài liệu liên quan như: SGK phiên bản điện tử,tài liệu tập huấn gồm slide và clip bài giảng tập huấn, các tiết giảng minh hoạ… 

NXBGDVN cũng đã triển khai tập huấn trực tuyến cho GV hầu hết các tỉnh/thành phố.Hai trung tâm tập huấn trực tuyến với 15 phòng đã vận hành liên tục trong suốt quá trình biên soạn, triển khai các bộ SGKcủa NXBGDVN trong năm nay và nhiều năm tới.

PGS.TS. Nguyễn Văn Tùng cho biết: Đối với tập huấn trực tiếp, tính đếnngày 31/7/2020, NXBGDVN đã hoàn thành việc triển khai ở 56/63 tỉnh, thành phố với1.004 điểm, phòng tập huấn và 123.488 lượt giáo viên tham gia.

Gấp rút bồi dưỡng giáo viên dạy SGK lớp 1 mới ảnh 1
Giáo viên dạy sách giáo khoa lớp 1 được bồi dưỡng cả trực tiếp và trực tuyến. (Ảnh: Minh họa)

Do tình hình dịch Covid 19 diễn biến phức tạp trở lại, NXBGDVN đã đề nghịmột số ít tỉnh chưa tập huấn trực tiếp chuyển sang hình thức trực tuyến, sẽ kếtthúc vào ngày 16/8/2020.

Tính đến hết ngày 31/7/2020, NXBGDVN đã tổ chức tổng cộng 224 lớp tập huấntrực tuyến cho 4 bộ sách, tại 58/63 tỉnh thành. Hệ thống tập huấn trực tuyến củaNXBGDVN đã tập huấn cho 32.756 điểm cầu (bao gồm cả điểm cầu cá nhân và tập thể),với 244.189 lượt giáo viên điểm danh tham gia tại các điểm cầu.

Trung bình mỗi phòng học có từ 100-150 điểm cầu từ các địa phương thamgia tập huấn, mỗi điểm cầu tập thể có trung bình từ 60-80 GV.

Có 5 tỉnh không tham gia tập huấn trực tuyến (Nam Định, Nghệ An, SócTrăng, Bà Rịa - Vũng Tàu, Đăk Nông) do các điều kiện cơ sở hạ tầng kĩ thuật củađịa phương chưa đáp ứng được nên chỉ tổ chức tập huấn theo phương án trực tiếp.

Tại nền tảng Tập huấn (taphuan.nxbgd.vn) đã có 8.938 trường với 118.097giáo viên được cấp tài khoản truy cập và quản lý, lượng truy cập hàng ngàytrung bình trên 30.000 lượt. 52/63 tỉnh thành đã lập tài khoản cho đơn vị địaphương.

Mở rộng bồi dưỡng trực tuyến

Thực tế cho thấy, hình thức bồi dưỡng trực tuyến có ưu điểm diện tậphuấn rộng, giảm bớt thời gian đi lại, tiết kiệm chi phí song lại giúp cho GVtrên khắp cả nước có cơ hội học tập, tương tác và giao lưu với tác giả của cácbộ sách.

Tuy nhiên, hình thức trực tuyến phụ thuộc vào các yếu tố kỹ thuật (thiếtbị, tốc độ đường truyền, số lượng điểm cầu…). Chưa kể một số tỉnh địa bàn rộng,nhiều địa hình sẽ gặp khó khăn về đường truyền.

Để tăng cường hiệu quả của bồi dưỡng trực tuyến, NXBGDVN đã nâng cấp cơ sở hạ tầng kĩ thuật và tăng cường các giải pháp công nghệ củacác phòng tập huấn nhằm đáp ứng được 9.000 điểm cầu/ngày, đảm bảo chất lượngcác buổi tập huấn trực tuyến.

Hệ thống online mang têntaphuan.nxbgd.vn mà NXBGDVN xây dựng đã hỗ trợ Sở GD&ĐT các tỉnh trong việctổ chức, quản lý, thống kê và đánh giá hiệu quả các buổi tập huấn trực tuyếntrên từng GV. 

Gấp rút bồi dưỡng giáo viên dạy SGK lớp 1 mới ảnh 2
Sách giáo khoa lớp 1 đã về tới các địa phương để sẵn sàng cho năm học mới

Đến thời điểm này, đã có 79.994 GV tham gia tập huấn trên nền tảngnày. Sau mỗi đợt tậphuấn, NXBGDVN đều trao đổi, rút kinh nghiệm các vấn đề về nội dung, kỹ thuật… đểnâng cao chất lượng các buổi tập huấn trực tuyến.

Đã có 62.618 GV hoàn thành bài kiểm tra(sau tập huấn), đạt tỷ lệ trên 78%. Điểm trung bình bài kiểm tra giáo viên sautập huấn tất cả các môn của cả 4 bộ sách là 9 điểm. 

Kết quả này cho thấy côngtác bồi dưỡng sử dụng SGK lớp 1 được các địa phương, các cơ sở giáo dục và GVtrực tiếp dạy lớp 1 năm học 2020-2021 rất quan tâm, tích cực triển khai thực hiện. 

Tin tiêu điểm

Đừng bỏ lỡ

Toạ đàm “Trí tuệ nhân tạo và ảnh hưởng trong các trường ĐH” trong khuôn khổ Hội thảo “AI và tương lai giáo dục ĐH”.

AI và tương lai giáo dục đại học

GD&TĐ - Ngày 11/12, hội thảo “AI và tương lai giáo dục ĐH” được tổ chức nhằm chia sẻ nghiên cứu, ứng dụng thực tiễn của trí tuệ nhân tạo trong giáo dục ĐH.