Bồi dưỡng giáo viên - cần lắm những kỹ năng mềm

GD&TĐ - Theo PGS.TS Đặng Thị Thanh Huyền - nguyên Viện trưởng Viện Nghiên cứu Quản lý giáo dục thuộc Học viện Quản lý giáo dục - việc bồi dưỡng giáo viên, cán bộ quản lý cơ sở giáo dục phải dựa vào chuẩn nghề nghiệp giáo viên và chuẩn hiệu trưởng trưởng, đáp ứng yêu cầu yêu cầu đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục, đặc biệt là yêu cầu của Chương trình giáo dục phổ thông mới.

Việc bồi dưỡng giáo viên,cán bộ quản lý cơ sở giáo dục phải dựa vào chuẩn nghề nghiệp giáo viên và chuẩn hiệu trưởng trưởng. Ảnh minh họa: Sỹ Điền
Việc bồi dưỡng giáo viên,cán bộ quản lý cơ sở giáo dục phải dựa vào chuẩn nghề nghiệp giáo viên và chuẩn hiệu trưởng trưởng. Ảnh minh họa: Sỹ Điền

Hiệu trưởng phải trở thành thuyền trưởng

PGS.TS Đặng Thị Thanh Huyền - phân tích: để đáp ứng yêu cầu của chương trình giáo dục phổ thông mới, các yêu cầu về năng lực chuyên môn, nghiệp vụ của giáo viên và cán bộ quản lý trường học phải thay đổi.

Trước kia, các thầy, cô giáo có cái gì dạy thì cái đó và dạy theo kinh nghiệm, dạy theo sách giáo khoa. Còn hiện nay, theo Chương trình mới yêu cầu cách dạy của người thầy giáo phải thay đổi để học trò chủ động phát triển năng lực thông qua các hoạt động học tập, trải nghiệm để kiến tạo tri thức mới cho bản thân.

Do vậy vai trò của giáo viên sẽ thay đổi. Theo đó, giáo viên sẽ có vai trò hướng dẫn, hỗ trợ để học sinh tự tìm tòi và phát triển tri thức từ các nguồn khác nhau để đạt chuẩn phát triển phẩm chất, năng lực theo yêu cầu của chương trình giáo dục phổ thông mới, trong đó sách giáo khoa là một tài liệu tham khảo quan trọng.

"Vì vậy việc bồi dưỡng phát triển năng lực nghề nghiệp của giáo viên, cán bộ quản lý cần dựa trên các tiêu chuẩn, tiêu chí của Chuẩn nghề nghiệp giáo viên và Chuẩn hiệu trưởng"   
PGS.TS Đặng Thị Thanh Huyền đề xuất

 “Trong bối cảnh đổi mới như trên, hiệu trưởng phải trở thành thuyền trưởng, định hướng cho mọi thành viên trong nhà trường hướngtheo một đích đến chung của toàn trường là mỗi học sinh được phát triển tối đa tiềm năng cá nhân.

Thành công của Hiệu trưởng phải được đo bằng hạnh phúc và tiến bộ của từng học sinh”. Năng lực của giáo viên sẽ được đánh giá thông qua chuẩn nghề nghiệp giáo viên mới. năng lực lãnh đạo, quản trị nhà trường của Hiệu trưởng được đánh giá thông qua chuẩn Hiệu trưởng.

PGS.TS Đặng Thị Thanh Huyền: Việc bồi dưỡng cần bắt đầu từ nhu cầu của giáo viên và cán bộ quản lý
 PGS.TS Đặng Thị Thanh Huyền: Việc bồi dưỡng cần bắt đầu từ nhu cầu của giáo viên và cán bộ quản lý

Bồi dưỡng theo nhu cầu thực tiễn của giáo viên

Theo PGS.TS Đặng Thị Thanh Huyền, hiện nay công tác bồi dưỡng giáo viên, CBQLCSGD không chỉ tập trung vào dịp nghỉ hè mà là bồi dưỡng, thường xuyên, liên tục và bồi dưỡng tại chỗ trong một mạng lưới chia sẻ tri thức, kết hợp học tập trực tiếp với học tập trực tuyến.

Việc bồi dưỡng bắt đầu từ nhu cầu của giáo viên và cán bộ quản lý, từ những việc mà họ cần phải thực hiện và khoảng cách năng lực nghề nghiệp theo yêu cầu của chương trình GPDT mới của từng cá nhân.

Vì thế, Bộ GD&ĐT cần khảo sát đánh giá năng lực và nhu cầu bồi dưỡng để xác định ưu tên bồi dưỡng phát triển những năng lực mà giáo viên và cán bộ quản lý đang bị thiếu hụt nhất. 

Cho rằng chương trình bồi dưỡng cần bám sát thực tế, PGS.TS Đặng Thị Thanh Huyền - nhấn mạnh: Cần bồi dưỡng những gì giáo viên, CBQLCSGD và yêu cầu thực tiễn cần chứ không phải bồi dưỡng những gì mà cơ quan quản lý hoặc cơ sở đào tạo, bồi dưỡng đã hoặc đang có.

Phải bám sát các vấn đề thực tế dặt ra trong các nhà trường. Cách biên soạn tài liệu hướng dẫn học tập cũng phải thay đổi, cần có các case study/nghiên cứu trường hợp để giáo viên, CBQLCSGD học tập qua phân tích các tình huống thực tế.

Cũng theo PGS.TS Đặng Thị Thanh Huyền, cần bồi dưỡng thêm cho giáo viên, CBQLCSGD những kỹ năng mềm như kỹ năng giao tiếp trong quản lý, cách xử lý các tình huống sư phạm,…các kỹ năng này gắn với các năng lực quản trị nhà trường, để họ có đủ bình tĩnh, tự tin khi có những tình huống bất ngờ xảy ra.

“Trên thế giới, trẻ được học các kỹ năng mềm từ tiểu học và liên tục được giáo dục trong suốt quá trình học tập phổ thông, nghề nghiệp. Chúng ta lâu nay không chú ý giáo dục các kỹ năng này trong nhà trường mà chủ yếu học chữ. Do vậy rất nhiều người lớn phải học kỹ năng mềm, giáo viên, cán bộ quản lý cơ sở giáo dục cũng không ngoại lệ” - PGS.TS Đặng Thị Thanh Huyền.

Tin tiêu điểm

Đừng bỏ lỡ