Bồi dưỡng cán bộ quản lý cốt cán: Những điểm khác biệt

Bồi dưỡng cán bộ quản lý cốt cán: Những điểm khác biệt

Hoàn thành bồi dưỡng trong tháng 12/2019

- Được giao nhiệm vụ tổ chức tập huấn, bồi dưỡng 4.000 cán bộ quản lý cơ sở GDPT cốt cán. Học viện đã triển khai như thế nào?

- Học viện Quản lý GD được Bộ GD&ĐT giao nhiệm vụ phát triển chương trình, tài liệu, học liệu bồi dưỡng CBQL cơ sở GDPT cốt cán và phối hợp với 7 trường sư phạm tham gia Chương trình ETEP triển khai tập huấn - bồi dưỡng cho hơn 4.000 CBQL trường tiểu học, THCS, THPT cốt cán trong tháng 12/2019; trong đó có hơn 2.000 hiệu trưởng cấp tiểu học, gần 2.000 hiệu trưởng THCS và THPT.

Đội ngũ CBQL cơ sở GDPT cốt cán có vai trò quan trọng, trọng trách to lớn trong triển khai bồi dưỡng CBQL đại trà. Cụ thể: Hỗ trợ, tư vấn cho CBQL cơ sở GDPT trong cụm trường phát triển năng lực lãnh đạo, quản lý trường phổ thông theo chuẩn hiệu trưởng, tư vấn trong việc xây dựng kế hoạch tự học, tự phát triển năng lực chuyên môn, nghiệp vụ theo chuẩn nghề nghiệp giáo viên chuẩn hiệu trưởng mới.

Tham gia biên tập, biên soạn, phát triển chương trình, tài liệu, học liệu mở, nhằm hỗ trợ việc đổi mới phương thức và nội dung đào tạo, bồi dưỡng giáo viên, tham gia báo cáo viên trong chương trình bồi dưỡng thường xuyên cho giáo viên phổ thông và CBQL cơ sở GDPT, điều phối tổ chức thực hiện các nội dung bồi dưỡng. Tham mưu cho cơ quan quản lý GD địa phương tổ chức, đánh giá công tác bồi dưỡng thường xuyên cho giáo viên và CBQL cơ sở GDPT khác của địa phương.

PGS.TS Trần Hữu Hoan quán triệt một số nội dung trong buổi tập huấn, bồi dưỡng CBQL cơ sở GDPT cốt cán khu vực miền Bắc, tại Hà Nội. Ảnh: T.G
 PGS.TS Trần Hữu Hoan quán triệt một số nội dung trong buổi tập huấn, bồi dưỡng CBQL cơ sở GDPT cốt cán khu vực miền Bắc, tại Hà Nội. Ảnh: T.G

- Tiến độ công việc được thực hiện đến đâu, thưa PGS?

- Từ ngày 2/12/2019, với sự tham gia, phối hợp của đội ngũ giảng viên quản lý GD chủ chốt của 7 trường sư phạm tham gia Chương trình ETEP và lãnh đạo Vụ GD Trung học, Vụ GD Tiểu học, Học viện chủ trì triển khai bồi dưỡng cho hơn 4.000 CBQL cơ sở GDPT cốt cán (hiệu trưởng, phó hiệu trưởng) của 63 tỉnh, thành phố trong cả nước Mô đun 1 “Quản trị hoạt động dạy học, GD trong trường tiểu học, THCS và THPT”.

Đến ngày 27/12, Học viện hoàn thành bồi dưỡng - tập huấn cho 2.200 CBQL cốt cán cấp tiểu học, với 44 lớp; 1.550 CBQL cốt cán cấp THCS, với 31 lớp và 140 CBQL cốt cán cấp THPT, gồm 9 lớp.

6 điểm khác biệt

- Lần tập huấn, bồi dưỡng này có những điểm khác biệt so với trước?

- Có thể khẳng định, tập huấn, bồi dưỡng CBQL cơ sở GDPT lần này có những điểm khác biệt, được thể hiện trong hình thức, phương pháp tổ chức và nội dung, học liệu, hình thức, phương pháp triển khai nội dung tập huấn, bồi dưỡng.

Thứ nhất, tập huấn được tổ chức riêng cho từng cấp học, với quy mô lớp học là 50 học viên/1 lớp học, theo đúng quy định, cam kết với Ngân hàng Thế giới và Chương trình ETEP, Bộ GD&ĐT. Quy mô lớp như vậy tạo điều kiện thuận lợi cho triển khai dạy học, thực hành, trao đổi kinh nghiệm thực tiễn.

Bồi dưỡng giáo viên. Ảnh minh họa/ INT
 Bồi dưỡng giáo viên. Ảnh minh họa/ INT

Thứ hai, tài liệu tập huấn bồi dưỡng dành cho học viên được Học viện tổ chức biên soạn công phu, bám sát mục tiêu, gắn thực tiễn, dễ sử dụng đối với người học, bao gồm phần khung hoạt động giảng dạy và yêu cầu học tập; tài liệu học tập sát với khung hoạt động; phần infographics; video về hướng dẫn xây dựng kế hoạch GD nhà trường, chỉ đạo hoạt động tổ nhóm chuyên môn….; hệ thống bài tập khóa học và hệ thống văn bản quy định, hướng dẫn của Bộ GD&ĐT. Tất cả tài liệu học tập này được đăng tải trên hệ thống học tập của Chương trình ETEP, Bộ GD&ĐT.

Thứ ba, đội ngũ báo cáo viên và giảng viên là yếu tố quyết định chất lượng khóa tập huấn bồi dưỡng, với sự tham gia của Vụ trưởng Vụ GD Trung học và Vụ GD Tiểu học, các giảng viên quản lý GD, giảng viên sư phạm chủ chốt có năng lực, kinh nghiệm của Học viện và 7 trường ĐH sư phạm tham gia Chương trình ETEP.

Thứ tư, hình thức tổ chức bồi dưỡng kết hợp trực tiếp và trực tuyến, cụ thể tài liệu học tập sẽ được số hóa và đăng tải trên hệ thống học tập của Chương trình ETEP. 4.000 học viên của 63 tỉnh/thành phố được Học viện cung cấp tài khoản truy cập hệ thống học tập của Chương trình ETEP trước để học viên tự nghiên cứu tài liệu trong khoảng 5 ngày trước khi học tập trung.

Sau đó 3 ngày học tập trung trao đổi và tiếp thu những thông tin mới, chia sẻ kinh nghiệm thực tiễn, sau khi kết thúc 3 ngày học tập trung, học viên dành 7 ngày để hoàn thành các bài tập theo yêu cầu của khóa học (công thức 5 +3 + 7). Học viên hoàn thành chương trình và được cấp giấy chứng nhận hoàn thành Mô đun 1.

Thứ năm, với phương châm “thực học, thực hành”, học viên đã tự học tự nghiên cứu tài liệu trước khi học tập trung, trong 3 ngày học tập trung các báo cáo viên, giảng viên nêu vấn đề nội dung mới cần tập trung giải quyết, học viên đề xuất vấn đề thực tiễn cơ sở GDPT cần thực hiện, những khó khăn, vướng mắc trong triển khai yêu cầu theo Chương trình GDPT 2018 từng cấp học, tăng cường trao đổi kinh nghiệm thực tiễn của học viên. Như vậy, trong từng lớp học luôn tạo được môi trường “dạy học tương tác”, “không khí cởi mở” giữa báo cáo viên, giảng viên và học viên.

Thứ sáu, đợt tập huấn, bồi dưỡng lần này được sự quan tâm, giám sát chặt chẽ của Ban Quản lý Chương trình ETEP, Bộ GD&ĐT, các cục, vụ chức năng của Bộ GD&ĐT. Với sự góp ý của các thành viên giám sát, Ban tổ chức tập huấn của Học viện luôn tiếp thu và cải tiến, hoàn thiện cách thức tổ chức và giảng dạy.

- Xin cảm ơn PGS!

Mô đun tập trung vào 3 nội dung chính: Hướng dẫn đội ngũ hiệu trưởng trường tiểu học, THCS và THPT nắm vững những điểm mới, cần lưu ý của Chương trình GDPT 2018 từng cấp học, nhiệm vụ đặt ra đối với hiệu trưởng trường phổ thông, giải pháp thực hiện nhiệm vụ theo yêu cầu của Chương trình GDPT 2018; Xây dựng kế hoạch GD nhà trường phổ thông phù hợp với thay đổi của chương trình GDPT; Chỉ đạo triển khai hoạt động tổ/nhóm chuyên môn trong trường phổ thông theo yêu cầu của chương trình GDPT. 

Tin tiêu điểm

Minh họa/INT

Chính thức hóa thực tế

Thế giới
GD&TĐ - Đúng 5 ngày sau khi ông Vladimir Putin tái đắc cử Tổng thống lần thứ 5, Chính phủ Nga chính thức coi đất nước đang ở trong tình trạng chiến tranh.

Đừng bỏ lỡ