Boeing: Bên trong thảm họa bị che giấu

GD&TĐ - Cả 2 sự cố đều xảy ra với dòng máy bay 737 MAX 8 của Boeing. Mặc dù chưa có kết luận cuối cùng, nhưng các chuyên gia nhận định, sai sót trong thiết kế (phần cứng và phần mềm) là nguyên nhân dẫn đến tai nạn.

BOEING 737 MAX – Hệ thống tăng cường tính năng điều khiển (MCAS). Ảnh nguồn: The Air Current
BOEING 737 MAX – Hệ thống tăng cường tính năng điều khiển (MCAS). Ảnh nguồn: The Air Current

Đốt cháy giai đoạn

Kể từ khi máy bay được phát minh bởi anh em nhà Wright, nguyên tắc an toàn đã luôn dựa trên việc duy trì tính khí động học nhằm tránh hiện tượng mất vận tốc của máy bay (tình trạng thất tốc), dẫn đến việc máy bay mất lực nâng và không thể duy trì độ cao. Để đạt được điều này cần phải cân bằng giữa góc với cánh máy bay và sự phân bố đồng đều giữa trọng lượng máy bay và động cơ.

Như đã nói ở kì trước, Boeing sử dụng động cơ tiết kiệm nhiên liệu hơn nhưng bù lại, lại có đường kính lớn hơn trên loại máy bay cũ 737, khiến họ phải đặt động cơ chếch lên trên cánh máy bay và có một số điều chỉnh nhỏ cho phù hợp. Tuy nhiên, việc này dường như không đủ, qua một số bài kiểm tra, Boeing nhận ra rằng do động cơ mới quá to, mũi máy bay có xu hướng chếch lên trên và đưa máy bay vào tình trạng thất tốc trong một số trường hợp, dẫn đến việc máy bay mất lực nâng và rơi tự do.

Tất nhiên với một ông lớn trong ngành hàng không, Boeing hoàn toàn hiểu được điều này, họ biết rằng muốn sử dụng một động cơ mới, cách tốt nhất là thiết kế một loại máy bay hoàn toàn mới phù hợp với động cơ đó, nhưng quá trình và chi phí cho việc nghiên cứu và phát triển quá tốn kém, có thể lên tới 10 năm. Mong muốn chạy đua với kình địch Airbus đã khiến Boeing đưa ra giải pháp đốt cháy giai đoạn bằng cách nâng cấp mẫu 737 và giới thiệu một phần mềm mang tên gọi: Hệ thống tăng cường tính năng điều khiển bay (MCAS) nhằm khắc phục lỗ hổng trong thiết kế của mình, nhưng hãng lại không ngờ tới điều này lại là nguyên do chính cho tai nạn thảm khốc của Lion Air và Ethiopia Airlines.

Hệ thống MCAS là gì?

MCAS là một hệ thống đặc biệt chưa từng được giới thiệu trên bất cứ chiếc máy bay nào khác của Boeing và được tạo ra dành riêng cho 737 MAX với mục đích đưa máy bay chúc xuống nếu xảy ra tình trạng mũi máy bay ngóc lên quá cao. Để làm được điều đó, MCAS được thiết lập là một hệ thống tự động kích hoạt có điều kiện tác động tới các bộ ổn định ngang trên đuôi máy bay để tránh xảy ra hiện tượng thất tốc. Dallas News cho hay, việc hệ thống MCAS tự kích hoạt gây ra rất nhiều rắc rối cho các phi công. Hơn một nửa các phi công đã báo cáo rằng họ chưa quen với hệ thống mới này và đã bị bất ngờ với việc giảm độ cao đột ngột của máy bay.

Một phi công còn cho biết thêm rằng, thật kì lạ khi Boeing, Cục Hàng không Liên bang Mỹ (FAA), và các hãng máy bay đã đặt mua 737 MAX lại để phi công sử dụng hệ thống mới khi chưa được trang bị đầy đủ kiến thức và huấn luyện, và thậm chí hơn là còn chưa được cung cấp đầy đủ tài liệu về hệ thống phức tạp này. Nhận định sơ bộ về chuyến bay của hãng Lion Air cho thấy, do cảm biến góc tấn gặp trục trặc, đã dẫn đến nhận định sai lầm khi cho rằng mũi máy bay đang chĩa lên quá cao, khiến hệ thống MCAS đẩy mũi xuống hơn 20 lần, làm máy bay lao dốc trước khi đâm thẳng xuống biển. Trường hợp tương tự cũng xảy ra trên mẫu MAX 8 của hãng Ethiopia Airlines.

Tin tiêu điểm

Đừng bỏ lỡ

Học sinh Trường Tiểu học Lê Đình Chinh (Hải Châu, Đà Nẵng) trang trí cho hoạt động Chúng em cùng chúc Tết. Ảnh: NTCC

Bài tập Tết truyền cảm hứng

GD&TĐ - Thay vì giao bài tập nặng về kiến thức trong dịp nghỉ Tết, nhiều thầy cô đã định hướng HS trải nghiệm phong tục Tết, biết quan tâm giúp đỡ gia đình.

Ảnh minh họa/ITN.

Tránh học tập thụ động với ChatGPT

GD&TĐ - Việc học sinh sử dụng ChatGPT để làm bài một cách thiếu động não, tư duy, bị trí tuệ nhân tạo dẫn dắt, bị mất đi sự tự chủ là đáng lo ngại.