Bộ Y tế yêu cầu tập trung cứu chữa các bệnh nhân ngộ độc tại Quảng Nam

GD&TĐ - Cục Quản lý khám, chữa bệnh (Bộ Y tế) đã có công văn gửi Bệnh viện Chợ Rẫy, Sở Y tế tỉnh Quảng Nam về việc cứu chữa bệnh nhân ngộ độc tại Quảng Nam

Bộ Y tế yêu cầu tập trung cứu chữa các bệnh nhân ngộ độc tại Quảng Nam

Cục Quản lý khám, chữa bệnh, Bộ Y tế vừa có công văn gửi Bệnh viện Chợ Rẫy, Sở Y tế tỉnh Quảng Nam về việc cứu chữa bệnh nhân ngộ độc đang điều trị tại Bệnh viện đa khoa khu vực miền núi phía Bắc Quảng Nam.

Cụ thể, tại công văn, PGS. TS. Lương Ngọc Khuê - Cục trưởng Cục Quản lý khám chữa bệnh, Bộ Y tế cho biết, sau khi nhận được thông tin về 10 trường hợp người dân sau khi ăn cá chép muối ủ chua đã xuất hiện tình trạng ngộ độc và được cấp cứu, điều trị tại Bệnh viện đa khoa khu vực miền núi phía Bắc Quảng Nam, để phổi hợp với bệnh viện cấp cứu, điều trị bệnh nhân, Bệnh viện Chợ Rẫy đã cử đội chuyên môn đến hỗ trợ đến trực tiếp tại Bệnh viện đa khoa khu vực phía Bắc Quảng Nam; Bệnh viện Bạch Mai hỗ trợ từ xa và Viện Pasteur Nha Trang đã tìm hiểu nguyên nhân dịch tễ các trường hợp ngộ độc sau ăn cá chép muối ủ chua.

Cục Quản lý khám, chữa bệnh (Bộ Y tế) đánh giá cao Sở Y tế tỉnh Quảng Nam và các Bệnh viện: Bệnh viện Chợ Rẫy, Bệnh viện Bạch Mai, Bệnh viện đa khoa khu vực miền núi phía Bắc Quảng Nam và Viện Pasteur Nha Trang đã chủ động, tích cực và phối hợp kịp thời để cấp cứu, chống độc, điều trị cho người bệnh, đồng thời tìm nguyên nhân gây ngộ độc.

Tập trung mọi nguồn lực cứu chữa nạn nhân vụ ngộ độc.

Tập trung mọi nguồn lực cứu chữa nạn nhân vụ ngộ độc.

Để tiếp tục cứu chữa, tìm nguyên nhân và phòng, chống ngộ độc, Cục Quản lý Khám, chữa bệnh đề nghị Bệnh viện Chợ Rẫy và Sở Y tế tỉnh Quảng Nam tiếp tục chỉ đạo Bệnh viện đa khoa khu vực miền núi Bắc Quảng Nam và các cơ sở y tế trên địa bàn tập trung mọi nguồn lực, nỗ lực, phối hợp tiếp tục cứu chữa người bệnh, tìm hiểu nguyên nhân.

Trong trường hợp cần huy động sự hỗ trợ chuyên môn của các bệnh viện khác, Bộ Y tế sẽ huy động các bệnh viện hỗ trợ.

Cục Quản lý khám chữa bệnh cũng đề nghị Sở Y tế tỉnh Quảng Nam chỉ đạo các cơ quan, đơn vị liên quan tăng cường truyền thông, nâng cao nhận thức, khuyến cáo cho người dân, cộng đồng về đảm bảo an toàn vệ sinh thực phẩm, tránh các trường hợp tương tự xẩy ra trên địa bàn (đặc biệt truyền thông để người dân biết được các thông tin về ngộ độc Botulinum theo hướng dẫn tạm thời chẩn đoán, điều trị ngộ độc Botulinum ban hành kèm theo Quyết định số 3875/QĐ-BYT ngày 07/9/2020 của Bộ Y tế như loại thực phẩm gây ngộ độc, cách sử dụng thực phẩm để loại bỏ độc tố, các dấu hiệu nghi ngờ để đến khám tại các cơ sở khám, chữa bệnh…).

Trước đó, trên địa bàn Quảng Nam ghi nhận liên tiếp 3 chùm ca bệnh (tổng cộng 10 người) ngộ độc Botulinum do ăn cá chép muối ủ chua. Đến nay, đã ghi nhận 1 bệnh nhân tử vong, 3 người thở máy.

Các chuyên gia cho biết, Botulinum là chất cực độc. Độc tố này chưa đến 0,1 mg đã có thể gây tử vong, có thể coi là một trong các chất độc độc nhất hiện nay. Đáng nói, ngộ độc thực phẩm do độc tố botulinum trên thực tế xảy ra không thường xuyên, yếu tố dịch tễ và các biểu hiện đặc trưng của bệnh thường khó khai thác nên việc chẩn đoán xác định rất khó khăn.

Tin tiêu điểm

Đừng bỏ lỡ

Minh họa/INT

'Cuộc chiến' chủ quyền

GD&TĐ - Dẫn nguồn thạo tin, truyền thông Canada cho hay, nước này có thể áp đặt các biện pháp thuế đáp trả đối với hàng hóa nhập khẩu từ Mỹ.

Làm sạch và khử trùng các bề mặt “thường xuyên chạm vào” xung quanh nhà. (Ảnh: ITN)

Mẹo dễ dàng làm sạch nhà trước Tết

GD&TĐ - Nghỉ Tết, bạn sẽ dành phần lớn thời gian ở nhà, vì vậy không có gì quan trọng hơn việc bắt đầu làm sạch kỹ càng không gian sống của mình.