Bộ Y tế sửa đổi phác đồ điều trị Covid-19, tiến tới thí điểm điều trị tại nhà

GD&TĐ - Bộ trưởng Bộ Y tế Nguyễn Thanh Long thông tin, Bộ Y tế đã sửa đổi phác đồ điều trị trên cách thức tiếp cận rộng rãi hơn, đảm bảo tiếp cận tốt nhất với tất cả loại thuốc.

Ảnh minh họa.
Ảnh minh họa.

Theo Bộ trưởng Bộ Y tế Nguyễn Thanh Long, trong chiến lược giảm tỷ lệ bệnh nhân tử vong, người đứng đầu ngành y tế nhấn mạnh, bên cạnh công tác dự phòng, việc điều trị là ưu tiên trọng tâm với các địa phương trong giai đoạn hiện nay.

Bộ trưởng Nguyễn Thanh Long cho hay, tới đây ngành y tế sẽ triển khai thí điểm chương trình điều trị Covid-19 tại nhà ở TP Hồ Chí Minh và một số tỉnh, thành phố khác khi có ca nhiễm tăng nhanh, vượt quá khả năng thu dung, điều trị của các cơ sở; để đảm bảo vấn đề quản lý và điều trị bệnh nhân Covid-19 ở tại nhà, ở các cơ sở thu dung, điều trị ban đầu.

Tầng điều trị này rất quan trọng để bệnh nhân được tiếp cận nhanh nhất với dịch vụ y tế. Ngành y tế cố gắng điều trị, không để bệnh nhân Covid-19 nhẹ chuyển biến sang trung bình rồi thành nặng."

Thông tin trên báo chí, theo Phó giáo sư Lương Ngọc Khuê - Cục trưởng Cục Quản lý Khám chữa bệnh (Bộ Y tế), trong thời gian qua, với sự lây lan nhanh của dịch bệnh, của biến chủng Delta, số ca mắc Covid-19 tại Việt Nam tăng rất nhanh.

Phân tích dịch tễ, ca bệnh lâm sàng cho thấy khoảng 80% ca mắc là người không có triệu chứng và triệu chứng nhẹ, còn lại 20% là những người có biểu hiện vừa, trung bình.

Trong số 20% những trường hợp vừa và trung bình này có 5% chuyển biến nặng và 0,5-1% diễn tiến rất nặng. Từ mô hình này cũng như kinh nghiệm trong điều trị, Bộ Y tế đã đưa ra chiến lược điều trị mới, cụ thể và bổ sung cho chiến lược hiện nay.

Cụ thể, trước kia việc điều trị bệnh nhân Covid-19 được phân 3 tuyến: Nặng điều trị ở tuyến trung ương, trung bình ở bệnh viện tỉnh và nhẹ ở bệnh viện huyện.

Có thể điều trị bệnh nhân Covid-19 tại nhà

Theo ông Khuê, cùng với phân tầng điều trị, hiện nay số lượng ca bệnh tăng cao vì thế, cần có sự thay đổi về chiến lược điều trị nhằm giảm tỷ lệ tử vong và đảm bảo tất cả người bệnh được tiếp cận y tế.

Căn cứ trên kinh nghiệm quốc tế, mô hình về triệu chứng bệnh học, các chuyên gia nhận thấy có thể điều trị được tại nhà, tại gia đình.

Khi đó, mỗi gia đình trở thành "home care" (tạm dịch: chăm sóc tại nhà) hay một phòng y tế. Ngành Y tế đang xây dựng hướng dẫn thật kỹ như bệnh nhân khi ở nhà thì chăm sóc sức khỏe, cách ly như thế nào; khi diễn biến có sốt, ho, bắt đầu khó thở thì phải liên hệ với ai, đến đâu.

Ông Nguyễn Thanh Long cho hay, Bộ đã sửa đổi các phác đồ về điều trị theo cách thức tiếp cận rộng hơn với tất cả các loại thuốc. Tới đây, Bộ Y tế sẽ triển khai chương trình điều trị tại nhà thí điểm, sử dụng thuốc Molnupiravir là một trong những thuốc được đánh giá là giảm nhanh nồng độ virus.

PGS.TS Lương Ngọc Khuê. Ảnh: P.T.

PGS.TS Lương Ngọc Khuê. Ảnh: P.T.

Hiện nay, Hội đồng đạo đức, Hội đồng khoa học của Bộ Y tế và chuyên gia đang tập hợp để sớm triển khai khi có thuốc.

Bộ Y tế cũng đề nghị các doanh nghiệp có thể sản xuất thuốc này trao đổi với các doanh nghiệp có bản quyền để chuyển giao công nghệ sản xuất thuốc. Đây là vấn đề rất quan trọng trong điều trị tại cộng đồng.

Ngoài ra, với các thuốc điều trị cho bệnh nhân nặng hiện nay, chúng ta đang có hỗ trợ thuốc Remdesivir (đã về một đợt) và một số thuốc kháng virus khác.

Theo ông Khuê, trong hướng dẫn điều trị hiện nay, Bộ Y tế đã đưa ra vấn đề quan trọng đó là tư vấn tâm lý. Đại dịch cũng như thảm họa., người mắc bệnh rất lo lắng, tâm lý xao động, có diễn biến lo lắng, không biết điều trị thế nào, ở đâu, thuốc gì...

“Thuốc kháng virus là một trong các vũ khí chống lại virus để áp dụng cho bệnh nhân theo từng mức độ hướng dẫn chuyên môn và có thể áp dụng rộng hơn", Bộ trưởng phân tích.

Phó giáo sư Lương Ngọc Khuê cho rằng mô hình chăm sóc, theo dõi, cách ly F0 tại nhà cũng sẽ như việc cách ly F1, F2 tại nhà trước đó; đảm bảo không lây nhiễm chéo cho người trong gia đình, ra cộng đồng. Bên cạnh đó, tăng cường tư vấn cho người bệnh thông qua ứng dụng công nghệ thông tin như qua điện thoại, zoom, zalo, viber…

Theo Cục trưởng Lương Ngọc Khuê, vấn đề đặc biệt quan trọng là việc sử dụng thuốc tại gia đình. Hiện Bộ có chiến lược là cấp những "túi thuốc an sinh" cho các gia đình, cũng như tăng cường tư vấn cho mọi người trong gia đình, cộng đồng để giúp người nhiễm bệnh an tâm, không kỳ thị, người trong gia đình được đảm bảo. Dù vậy, mô hình này phải áp dụng đúng nơi, đúng chỗ, đúng điều kiện.

Theo Phó giáo sư Lương Ngọc Khuê, có những gia đình chỉ có mấy chục mét để sống thì việc có chỗ cho người bệnh sinh hoạt riêng là rất khó. Chúng ta phải tính đến tất cả những điều đó khi xây dựng hướng dẫn để làm sao mô hình đi vào thực tiễn. Sắp tới, chúng tôi sẽ đẩy mạnh áp dụng thí điểm tại TP Hồ Chí Minh và một số tỉnh thành có số mắc tăng cao.

Trong điều trị bệnh nhân Covid-19, người bệnh sẽ được cán bộ y tế tuyến cơ sở, bác sỹ gia đình, bác sĩ tại địa phương và các khu vực, cộng thêm mạng lưới bác sỹ tình nguyện hỗ trợ tư vấn.

Đây chính là tầng thứ nhất trong phân tầng điều trị. Tại đây chỉ cần một tổ y tế theo dõi, không cần phải có máy thở nhưng có các điều kiện chăm sóc theo dõi về chỉ số sinh tồn, lấy mẫu xét nghiệm.

Tin tiêu điểm

Đừng bỏ lỡ

Chùm ảnh sự hỗn loạn ở Haiti

Chùm ảnh sự hỗn loạn ở Haiti

GD&TĐ - An ninh trật tự Haiti liên tục phải chịu những biến cố, từ vụ ám sát tổng thống đến động đất và tình trạng bạo lực từ các băng đảng.
Vườn thực nghiệm sâm cau tại huyện Củ Chi (TPHCM) của nhóm nghiên cứu.

Nuôi cấy sâm cau bằng công nghệ mô

GD&TĐ - Các nhà khoa học Trung tâm Ươm tạo doanh nghiệp nông nghiệp công nghệ cao TPHCM đã nuôi cấy thành công giống sâm cau bằng công nghệ nuôi cấy mô.
Ảnh minh họa ITN.

Động lực nâng cao chất lượng

GD&TĐ - Mùa tuyển sinh 2024, ĐHQG TPHCM tiếp tục dành từ 5% đến tối đa 20% tổng chỉ tiêu cho phương thức ưu tiên xét tuyển theo quy định của đại học này.