Theo đó, các phương tiện phòng hộ cá nhân tối thiểu được lựa chọn và sử dụng trong phòng, chống các tác nhân SARS-CoV-2 gồm:
- Găng tay: Gồm găng tay y tế (găng tay sạch hoặc vô khuẩn) tùy vào mức độ tiếp xúc với F0 hoặc F1, F2… và găng tay vệ sinh.
- Khẩu trang: Khẩu trang y tế thông thường hoặc phòng nhiễm khuẩn và khẩu trang hiệu suất lọc cao (gọi tắt là N95).
- Bộ trang phục phòng hộ cá nhân: Đây là quần áo liền, có mũ hoặc rời hoặc áo choàng chống dịch, dài che kín người; được sản xuất từ vải không dệt, chống thấm, có khả năng bảo vệ chống vi sinh vật xâm nhập theo đường dịch; dễ sử dụng, thoáng mát…
- Tạp dề bán thấm: Vật liệu chống thấm, cột dây hoặc đeo quanh cổ.
- Mũ: Che kín đầu, tóc, tai.
- Ủng bảo hộ: Dài quá bắp chân, dùng vật liệu có thể tái sử dụng.
- Bao giầy: Che phủ bàn chân, bắp chân có dây cố định tránh tuột và bao phủ được ống quần mặc bên trong; là vật liệu bán thấm hoặc chống thấm.
- Tấm che mặt: Che hoàn toàn được hai bên tai và chiều dài khuôn mặt, làm bằng nhựa dẻo, trong; chống mờ do hơi nước; không làm biến dạng hình ảnh, cung cấp tầm nhìn tốt cho người dùng…
- Kính bảo hộ: Gồm gọng cài tai hoặc dây đeo sau đầu, phải trong suốt, ôm hết khuôn mắt hoặc che phủ hết mắt, hai bên thái dương…
Những phương tiện phòng hộ này được sử dụng cho công chức, viên chức, người lao động làm việc tại cơ sở khám, chữa bệnh; điều trị F0; theo dõi, chăm sóc F0, F1 tại nhà; các chốt trong khu cách ly; tổ Covid-19; người lấy mẫu xét nghiệm SARS-CoV-2; người tiêm vắc xin tại cộng đồng…