Bộ trưởng Quốc phòng Reznikov nói Ukraine là nơi ‘tỉ thí’ vũ khí

0:00 / 0:00
0:00

GD&TĐ - Theo Bộ trưởng Quốc phòng Ukraine, cuộc xung đột ở nước ông giúp vũ khí phương Tây có cơ hội so sánh với nhau trong thực chiến với vũ khí Nga.

Quân nhân Ukraine khai hỏa bằng pháo tự hành 155 mm/2 ly Caesar của Pháp về phía các vị trí của Nga.
Quân nhân Ukraine khai hỏa bằng pháo tự hành 155 mm/2 ly Caesar của Pháp về phía các vị trí của Nga.

Trong một cuộc phỏng vấn với tờ Politico được công bố ngày 25/10, Bộ trưởng Quốc phòng Ukraine Aleksey Reznikov cho biết “chúng tôi có một thao trường chiến đấu thử nghiệm ở Ukraine trong cuộc chiến này”

Ông giải thích thêm, “chúng tôi có tám hệ thống pháo 155mm khác nhau trên thực địa… vì vậy nó giống như một cuộc cạnh tranh giữa các hệ thống” để xem hệ thống nào thể hiện tốt nhất.

Trước đây, ý tưởng về bãi thử này cũng được Thứ trưởng Quốc phòng Ukraine Vladimir Gavrilov đưa ra. Ông tuyên bố một số nhà thầu quốc phòng Mỹ đang hoàn thiện các mẫu vũ khí của họ ở Ukraine.

Theo ông Reznikov, Kiev dự đoán viện trợ quân sự từ các thành viên NATO cho Ukraine sẽ tiếp tục trong nhiều năm và muốn hưởng lợi nhiều hơn từ việc này. Ví dụ, Ukraine có thể bắt đầu liên doanh với Ba Lan, Anh hoặc Đức để sản xuất vũ khí.

Ông cũng hoài nghi về những hạn chế trong việc các nước chuyển vũ khí tới Kiev. Khi xung đột với Nga bùng phát, Mỹ và đồng minh đã nhiều lần xem xét lại các quyết định trước đây về việc không gửi vũ khí hạng nặng hơn - Bộ trưởng Quốc phòng Ukraine chỉ ra.

“Tôi thực sự lạc quan rằng xe tăng Abrams có thể được gửi tới trong tương lai và tôi chắc chắn rằng các máy bay chiến đấu như F-16, F-15 hoặc Gripen của Thụy Điển cũng sẽ như vậy” – ông nói.

Washington ban đầu miễn cưỡng cung cấp viện trợ vũ khí sát thương cho Ukraine vì lo ngại Nga sẽ coi đây là hành động leo thang. Tuy nhiên, Mỹ đã dần dần xem xét lại và cung cấp vũ khí ngày càng tinh vi hơn và đây là điều mà ông Reznikov coi là một xu hướng thuận lợi.

Các quan chức phương Tây viện dẫn những vấn đề hậu cần trong việc đào tạo phi công Ukraine và bảo dưỡng máy bay chiến đấu là những lý do khiến Ukraine không thể có được F-16 hoặc F-15. Nhưng theo các phương tiện truyền thông, về lâu dài, Kiev có thể nhận được chúng.

Ông Reznikov cho biết các đồng minh NATO ở châu Âu đang chờ Mỹ để đưa ra quyết định viện trợ của họ, vì vậy tình hình sẽ tùy thuộc vào Washington.

“Sau khi những xe tăng Abrams đầu tiên (được gửi tới), tôi chắc chắn rằng chúng tôi sẽ có xe tăng Leopard, xe chiến đấu Marder và các loại phương tiện bọc thép hạng nặng khác” - ông nói.

Trong số những vũ khí Mỹ chỉ định cho Ukraine gần đây là hệ thống phòng không NASAMS. Washington được cho là đang xem xét gửi một số tên lửa đất đối không HAWK cũ mà họ đã dự trữ để xem liệu chúng còn hiệu quả hay không.

Theo RT

Tin tiêu điểm

Đừng bỏ lỡ

Cô trò Trường THCS Chương Dương (quận Hoàn Kiếm, Hà Nội) tìm hiểu về Chiến thắng Điện Biên Phủ. Ảnh: Vân Anh

Bồi đắp niềm tự hào dân tộc

GD&TĐ - Nhân kỷ niệm 70 năm Chiến thắng Điện Biên Phủ, các trường học đã tổ chức nhiều hoạt động ý nghĩa nhằm GD thế hệ trẻ về lịch sử hào hùng của dân tộc.