Bộ trưởng Phùng Xuân Nhạ: Ủng hộ “nói không” với bạo lực học đường

GD&TĐ - Sáng nay (4/4), trao đổi với báo chí bên lề Hội nghị đại biểu Quốc hội hoạt động chuyên trách thảo luận về dự án Luật Giáo dục (sửa đổi), Bộ trưởng GD&ĐT Phùng Xuân Nhạ khẳng định: việc giáo dục, tuyên truyền cho học sinh về phòng chống bạo lực học đường đã được thực hiện trên lớp trong nhiều năm qua và đã có quy định.  

Một hoạt động GD kỹ năng chống bạo lực học đường trong trường học. Ảnh Internet
Một hoạt động GD kỹ năng chống bạo lực học đường trong trường học. Ảnh Internet

Trong các buổi chào cờ, sinh hoạt đoàn, đội hay trong các tiết học giáo dục công dân, các nhà trường đã kết hợp giáo dục, tuyên truyền để học sinh “nói không” với bạo lực học đường và các biện pháp phòng tránh.

Khẳng định giáo dục phải làm gốc, Bộ trưởng nhấn mạnh: những đối tượng yếu thế cần được quan tâm. Còn đối với các cháu tạm gọi là “cá biệt” cũng phải quan tâm giáo dưỡng để các cháu biết được bạo lực học đường là không tốt, thậm chí là phạm pháp. Còn các cháu yếu thế thì dựa vào các thầy, cô giáo của mình. Do đó cần có sự đồng hành của cả thầy và trò.

Bộ trưởng bày tỏ ủng hộ đề xuất sáng kiến “nói không” với bạo lực học đường bằng sự vào cuộc của cả xã hội, nhất là sự ủng hộ, hưởng ứng của các ngôi sao, những người nổi tiếng, cầu thủ bóng đá…

Theo Bộ trưởng, những người nổi tiếng hay ngay cả những tấm gương học sinh ngoan, giỏi, ưu tú đến trường để tuyên truyền, kêu gọi “nói không” với bạo lực học đường là giải pháp tốt. Trẻ em chịu ảnh hưởng nhiều từ những tấm gương tốt, những thần tượng tốt. Nếu để những nhân vật xấu trong xã hội ảnh hưởng đến các cháu thì rất nguy hiểm như "Khá bảnh" vừa rồi.

Bộ trưởng cũng cho biết, tới đây sẽ tăng cường thêm nội dung, các tiết học có lồng ghép nội dung giáo dục để ngăn chặn bạo lực học đường và đẩy mạnh nội dung này trong nhà trường.

Theo đó, không chỉ tăng cường giáo dục, tuyên truyền mà còn đẩy mạnh kiểm tra, giám sát các nhà trường mà chính sách hiện nay tương đối nhiều, quan trọng là làm sao để chính sách đi vào cuộc sống, người thực hiện là các nhà trường và địa phương phải đồng hành. Ngay cả báo chí nên đưa những tấm gương tốt, cùng nhau lên án những thói hư, tật xấu.

Trước nạn trẻ em bị xâm hại hiện nay, Bộ trưởng Phùng Xuân Nhạ chia sẻ: việc phổ biến, giáo dục, tuyên truyền về kỹ năng phòng tránh là rất quan trọng.

Bộ GD&ĐT đã ban hành thông tư hướng dẫn tâm lý học đường nhưng nay phải tăng cường hướng dẫn các cháu để phòng tránh như: các kỹ năng phòng ngừa ở nơi công cộng, chẳng hạn khi vào thang máy... Tới đây, Bộ sẽ chỉ đạo các sở, các trường đẩy mạnh, tăng cường việc giáo dục, phổ biến kỹ năng cho học sinh về vấn đề này.

Tin tiêu điểm

Đừng bỏ lỡ

Vở nhạc kịch 'Lửa từ Đất' công diễn từ 15/3. Ảnh: Bình Thanh

Công diễn nhạc kịch 'Lửa từ Đất'

GD&TĐ - Tháng Ba này, Nhà hát Tuổi trẻ sẽ công diễn vở nhạc kịch “Lửa từ Đất” nhân dịp kỷ niệm 95 năm ngày thành lập Đảng bộ đầu tiên của Hà Nội (17/3/1930 - 17/3/2025).

Chủ trang trại Zhou Zhiwei cho biết, nghề buôn bán chenpi từng bị coi là một ngành lạc hậu. Ảnh: Maggie Hiufu Wong/CNN

Ở nơi 'vàng' mọc trên cây

GD&TĐ - Bề ngoài, Tân Hội chỉ là một quận buồn tẻ tại thành phố Giang Môn (Quảng Đông, Trung Quốc).

Lớp học của Trường Phổ thông liên cấp Phenikaa. Ảnh: NTCC

Lan tỏa hiệu quả mô hình song ngữ

GD&TĐ - Từ kinh nghiệm quốc tế, Việt Nam có thể rút ra bài học để xây dựng hệ thống học liệu điện tử song ngữ và môn học khác bằng tiếng Anh.