Bộ trưởng Phùng Xuân Nhạ: Quảng Ninh cần tiên phong phát triển giáo dục thông minh

GD&TĐ - Ngày 2/10, Bộ trưởng Bộ GD&ĐT Phùng Xuân Nhạ đã có buổi làm việc với tỉnh Quảng Ninh về tình hình thực hiện Nghị quyết số 29 của BCH T.Ư Đảng Khóa XI và tình hình phát triển sự nghiệp giáo dục.

Bộ trưởng Phùng Xuân Nhạ: Quảng Ninh cần tiên phong phát triển giáo dục thông minh
Bộ trưởng Phùng Xuân Nhạ: Quảng Ninh cần tiên phong phát triển giáo dục thông minh ảnh 1Bộ trưởng Phùng Xuân Nhạ: Quảng Ninh cần tiên phong phát triển giáo dục thông minh ảnh 2Bộ trưởng Phùng Xuân Nhạ: Quảng Ninh cần tiên phong phát triển giáo dục thông minh ảnh 3Bộ trưởng Phùng Xuân Nhạ: Quảng Ninh cần tiên phong phát triển giáo dục thông minh ảnh 4Bộ trưởng Phùng Xuân Nhạ: Quảng Ninh cần tiên phong phát triển giáo dục thông minh ảnh 5Bộ trưởng Phùng Xuân Nhạ: Quảng Ninh cần tiên phong phát triển giáo dục thông minh ảnh 6Bộ trưởng Phùng Xuân Nhạ: Quảng Ninh cần tiên phong phát triển giáo dục thông minh ảnh 7Bộ trưởng Phùng Xuân Nhạ: Quảng Ninh cần tiên phong phát triển giáo dục thông minh ảnh 8Bộ trưởng Phùng Xuân Nhạ: Quảng Ninh cần tiên phong phát triển giáo dục thông minh ảnh 9Bộ trưởng Phùng Xuân Nhạ: Quảng Ninh cần tiên phong phát triển giáo dục thông minh ảnh 10Bộ trưởng Phùng Xuân Nhạ: Quảng Ninh cần tiên phong phát triển giáo dục thông minh ảnh 11
Tham dự buổi làm việc có đại diện các Cục, Vụ chức năng, Văn phòng Bộ GD&ĐT. Về phía tỉnh Quảng Ninh có ông Nguyễn Văn Đọc – Bí thư tỉnh ủy, Chủ tịch HĐND tỉnh; ông Nguyễn Đức Long - Chủ tịch UBND tỉnh; bà Đỗ Thị Hoàng - Phó Bí thư thường trực tỉnh ủy; cùng lãnh đạo các sở, ban, ngành của tỉnh.

Nhiều cách làm, mô hình giáo dục cần nhân rộng

Báo cáo tại buổi làm việc, bà Vũ Thị Thu Thủy – Phó Chủ tịch UBND tỉnh cho biết: Những năm gần đây, nhờ đẩy mạnh các giải pháp đề ra trong Nghị quyết của tỉnh ủy, kế hoạch hành động của chính quyền tỉnh, của ngành giáo dục thực hiện Nghị quyết số 29, sự nghiệp GD&ĐT của tỉnh đã đạt được những kết quả bước đầu trong công cuộc đổi mới:

Chất lượng giáo dục đại trà, giáo dục mũi nhọn được cải thiện, kết quả PCGD - XMC được duy trì, giữ vững và nâng cao chất lượng; giáo dục mũi nhọn năm 2016 có 1 học sinh đạt Huy chương Bạc môn Sinh học Olympic quốc tế. Đội ngũ cán bộ, giáo viên cơ bản đảm bảo về chất lượng, hợp lý về cơ cấu. Cơ sở vật chất, trang thiết bị dạy học được tăng cường theo hướng “chuẩn hóa, hiện đại hóa và hội nhập quốc tế”.

Các chính sách đối với giáo dục mầm non, giáo dục vùng đồng bào dân tộc ít người, giáo dục ngoài công lập được tỉnh quan tâm; Công tác quản lý nhà nước về giáo dục được tăng cường, huy động sự vào cuộc của các sở ban ngành, địa phương và cả hệ thống chính trị.

Năm qua, thực hiện chủ trương rà soát, quy hoạch lại mạng lưới các cơ sở giáo dục, tỉnh Quảng Ninh đã chuyển 4 Trường PTDTNT, 13 Trung tâm hướng nghiệp và giáo dục thường xuyên từ trực thuộc Sở GD&ĐT về cấp huyện quản lý, hoàn thành việc thành lập 13 Trung tâm giáo dục nghề nghiệp - giáo dục thường xuyên;

Mạng lưới các trường phổ thông, mầm non có 9 trường (3 trường mầm non, 6 trường tiểu học) được sắp xếp lại (sáp nhập trường, chuyển trường thành điểm trường). Toàn tỉnh đã giảm được 122 điểm trường nhờ việc chuyển học sinh về học tại điểm trường trung tâm (trong đó: 59 điểm trường mầm non, 63 điểm trường tiểu học).

Các giải pháp trên đã làm giảm nhu cầu sử dụng 1.041 người làm việc (757 cán bộ quản lý, giáo viên; 284 nhân viên). Quảng Ninh là địa phương đi đầu thực hiện thí điểm mô hình hợp tác công - tư tại 3 cơ sở giáo dục nhằm huy động các nguồn lực từ xã hội đầu tư cho giáo dục theo hướng chất lượng cao, triển khai hiệu quả mô hình “trường học thông minh“. Trong năm học này tỉnh sẽ thực hiện 7 nhiệm vụ và 4 giải pháp để đẩy mạnh phát triển sự nghiệp GD&ĐT.

Quyết tâm trở thành địa phương tiên phong phát triển giáo dục thông minh

Phát biểu kết luận tại buổi làm việc, Bộ trưởng Phùng Xuân Nhạ đề nghị tỉnh cần tập trung vào các nhóm vấn đề sau đây: Về quy hoạch trường lớp, Bộ trưởng cho rằng, tỉnh Quảng Ninh đã có những cách làm hay để triển khai công tác này trong thực tế như dồn dịch điểm trường, sắp xếp bố trí đội ngũ giáo viên giáo viên.

Tuy nhiên, Bộ trưởng lưu ý, việc sắp xếp đội ngũ giáo viên phải được thực hiện hợp lý để nâng cao các điều kiện chất lượng giáo dục chứ không phải tinh giảm một cách cơ học.

Quá trình dồn dịch điểm trường cần tính đến việc xây dựng tiêu chuẩn để chọn được những học sinh giỏi trong đối tượng tuyển sinh của các trường PTDTNT tại tỉnh.

Xây dựng những phương pháp để học sinh người Kinh hỗ trợ học sinh dân tộc trong trường về sinh hoạt, ăn ở, học tập nhằm nâng cao không chỉ về kiến thức mà còn về lối sống, kỹ năng sống cho học sinh dân tộc thiểu số.

Đối với các TTGDTX, TTHTCĐ khi dồn dịch phải thực hiện duy trì đúng các chức năng nhiệm vụ vốn có để hoạt động có hiệu quả, tránh hình thức, tiến tới nâng cao chức năng của TTHTCĐ, giúp cho các mô hình hoạt động học tập suốt đời được phát triển trong cộng đồng.

Về công nghệ thông tin, Bộ trưởng đồng ý với những đề xuất cũng như quyết tâm của tỉnh là xây dựng Quảng Ninh thành một trong những địa phương tiên phong phát triển giáo dục thông minh.

Tuy nhiên, theo Bộ trưởng, tỉnh Quảng Ninh cần điều chỉnh, rà soát những chương trình, đề án hiện có để xây dựng thành một Đề án Ứng dụng công nghệ thông tin trong GD&ĐT chung nhằm triển khai thực hiện Đề án” Tăng cường ứng dụng CNTT trong quản lý và hỗ trợ dạy - học và NCKH của Chính phủ. Về phía Bộ GD&ĐT sẽ phối hợp với các Bộ ngành khác để hỗ trợ tỉnh trong xây dựng triển khai Đề án.

Về nhóm công tác dạy và học ngoại ngữ, Bộ trưởng đề nghị tỉnh tăng cường đào tạo, bồi dưỡng giáo viên đế có được đội ngũ giáo viên ngoại ngữ đủ về số lượng, tốt về chất lượng nhằm phục vụ theo hai hướng: dạy tiếng anh cho nguồn nhân lực phục vụ trong các ngành nghề có thế mạnh của tỉnh như khách sạn, dịch vụ, du lịch.

Tiếp đó là theo hướng đào tạo ngoại ngữ cho cán bộ, công chức phục vụ công tác hội nhập của tỉnh trong các khu công nghiệp, khu kinh tế. Bộ trưởng đề nghị tỉnh xây dựng Đề án tăng cường dạy và học ngoại ngữ của tỉnh để cụ thể hóa ”Đề án dạy và học ngoại ngữ trong hệ thống giáo dục quốc dân giai đoạn 2008 - 2020” tại địa phương để triển khai bài bản, đồng bộ những công việc trong những năm tới.

Đối với Trường Đại học Hạ Long, Bộ trưởng lưu ý, muốn trường phát triển được phải tự chủ mạnh mẽ về chương trình, tố chức bộ máy, tài chính. Đồng thời phải có chiến lược phát triển, trong đó xác định rõ sứ mạng vừa là nơi đào tạo nguồn nhân lực đáp ứng nhu cầu phát triển của tỉnh, hướng tới đào tạo chất lượng cao vừa là một trung tâm văn hóa, nghiên cứu KHCN của địa phương phục vụ cộng đồng.

Trong tương lai, Trường Đại học Hạ Long cần hướng tới trở thành trường đa ngành, đa lĩnh vực mang tầm quốc tế, trong đó tập trung vào những ngành địa phương đang cần, có thế mạnh như: công nghệ thông tin, quản trị du lịch, công nghệ giải trí, logictic...

Cùng ngày, Bộ trưởng cùng đoàn công tác đã đến dâng hương và trồng cây lưu niệm tại Khu lưu niệm Bác Hồ xã Hồng Thái Tây; Tham quan mô hình phòng học thông minh tại Trường MN Hoa Phượng và của Trường TH Vĩnh Khê, Thị xã Đông Triều; Nhân dịp Tết Trung thu đang đến gần, Bộ trưởng Phùng Xuân Nhạ đã tặng quà Trung thu cho học sinh các trường đến thăm và thăm hỏi, động viên tinh thần học tập của các em học sinh, điều kiện giảng dạy của giáo viên các nhà trường

Tin tiêu điểm

Đừng bỏ lỡ

Tiền đạo Tottenham lên chức bố

Tiền đạo Tottenham lên chức bố

GD&TĐ - Tiền đạo Richarlison của Tottenham và tuyển Brazil vừa thông báo anh sắp được làm bố khi bạn gái Amanda Araujo đang mang thai.