Bộ trưởng Phùng Xuân Nhạ phát động Tuần lễ hưởng ứng học tập suốt đời

GD&TĐ - Ngày 2/10, tỉnh Quảng Ninh tổ chức Lễ khai mạc "Tuần lễ hưởng ứng học tập suốt đời” năm 2017. Bộ trưởng Bộ GD&ĐT Phùng Xuân Nhạ đã dự và có bài phát biểu phát động trong cả nước “Tuần lễ hưởng ứng học tập suốt đời”.

 Bộ trưởng Phùng Xuân Nhạ với học sinh trường THPT Chuyên Hạ Long.
Bộ trưởng Phùng Xuân Nhạ với học sinh trường THPT Chuyên Hạ Long.
Bộ trưởng Phùng Xuân Nhạ phát động Tuần lễ hưởng ứng học tập suốt đời ảnh 1Bộ trưởng Phùng Xuân Nhạ phát động Tuần lễ hưởng ứng học tập suốt đời ảnh 2Bộ trưởng Phùng Xuân Nhạ phát động Tuần lễ hưởng ứng học tập suốt đời ảnh 3Bộ trưởng Phùng Xuân Nhạ phát động Tuần lễ hưởng ứng học tập suốt đời ảnh 4Bộ trưởng Phùng Xuân Nhạ phát động Tuần lễ hưởng ứng học tập suốt đời ảnh 5Bộ trưởng Phùng Xuân Nhạ phát động Tuần lễ hưởng ứng học tập suốt đời ảnh 6Bộ trưởng Phùng Xuân Nhạ phát động Tuần lễ hưởng ứng học tập suốt đời ảnh 7
Dự buổi lễ có đại diện Văn phòng, các Cục, Vụ chức năng của Bộ GD&ĐT.

Về phía tỉnh Quảng Ninh có ông Nguyễn Văn Đọc – Bí thư tỉnh ủy, Chủ tịch HĐND tỉnh; bà Đỗ Thị Hoàng - Phó Bí thư thường trực tỉnh ủy; bà Vũ Thị Thu Thủy – Phó Chủ tịch UBND tỉnh cùng đông đủ lãnh đạo các sở, ban, ngành, đơn vị liên quan của tỉnh.

Học tập để hoàn thiện nhân cách, phát triển bản thân

Phát biểu tại buổi lễ, Bộ trưởng Phùng Xuân Nhạ đã biểu dương, ghi nhận tỉnh Quảng Ninh là một trong những địa phương đạt nhiều thành tích trong triển khai thực hiện Đề án xây dựng XHHT, chú trọng phát triển cả 2 hệ thống giáo dục chính quy và giáo dục không chính quy.

Trong không khí cả nước tổ chức Lễ khai mạc Tuần lễ hưởng ứng học tập suốt đời (HTSĐ) năm 2017 (từ 2-8/10), Bộ trưởng nhấn mạnh: Tuần lễ hưởng ứng học tập suốt đời năm 2017 là hoạt động cao điểm trong năm nhằm thu hút sự quan tâm và tham gia tích cực của các cấp, ngành, tổ chức, đoàn thể, lực lượng xã hội; khuyến khích người dân chủ động học tập thường xuyên, liên tục suốt đời, hướng tới xây dựng một xã hội học tập.

Đây cũng là giải pháp cơ bản thực hiện đổi mới căn bản, toàn diện nền giáo dục “Hoàn thiện hệ thống giáo dục quốc dân theo hướng hệ thống giáo dục mở, học tập suốt đời và xây dựng xã hội học tập” theo tinh thần của Nghị quyết số 29/NQ-TW Hội nghị Trung ương lần thứ 8 (Khóa XI).

Xây dựng xã hội học tập là xây dựng một xã hội mà mọi người dân đều được học, cần phải học và tự giác học thường xuyên, suốt đời; mọi người dân được tiếp cận những cơ hội học tập thuận lợi và lấy tự học cùng với ý chí, nghị lực phấn đấu kiên trì để đem lại lợi ích cho bản thân, gia đình và xã hội; mọi người không phân biệt tuổi tác, từ người già đến người trẻ, không phân biệt ngành nghề, trình độ, đều thấy học tập là nhu cầu của cuộc sống, luôn cần phải tập suốt đời, học ở mọi nơi, mọi lúc và mỗi người đều có trách nhiệm tham gia tạo ra cơ hội học tập cho người khác.

Nhân bắt đầu năm học mới 2017-2018 với khí thế mới, Bộ trưởng kêu gọi toàn ngành quyết tâm thi đua dạy tốt học tốt, tăng cường nền nếp, kỷ cương, dân chủ trong nhà trường; xây dựng môi trường giáo dục an toàn, lành mạnh, thân thiện, phòng, chống bạo lực học đường;

Tập trung nâng cao chất lượng giáo dục ở các cấp học và trình độ đào tạo; quan tâm phát triển phẩm chất, năng lực người học; chú trọng giáo dục đạo đức, lối sống, kỹ năng sống và ý thức chấp hành pháp luật cho học sinh, sinh viên.

Nhiều hoạt động thiết thực trong Tuần lễ hưởng ứng học tập suốt đời

Tại buổi lễ, theo bà Vũ Thị Thu Thủy, Tuần lễ hưởng ứng học tập suốt đời tỉnh Quảng Ninh sẽ có nhiều hoạt động phong phú, theo đúng tinh thần chỉ đạo của Trung ương và phù hợp với thực tiễn của Quảng Ninh. Cụ thể là:

Đẩy mạnh các hoạt động truyền thông về Tuần lễ hưởng ứng học tập suốt đời, vận động, khuyến khích, hướng dẫn và hình thành thói quen tự giác học tập trong cộng đồng.

Tiếp tục tổ chức tập huấn, bồi dưỡng nâng cao trình độ chuyên môn nghiệp vụ kỹ năng cho cán bộ, công chức, viên chức, công nhân lao động; dạy nghề cho lao động nông thôn; các lớp học theo chương trình giáo dục đáp ứng yêu cầu người học, cập nhật kiến thức kỹ năng, chuyển giao công nghệ, xóa mù chữ theo phương châm “Cần gì học nấy”….

Xây dựng môi trường học tập linh hoạt trong các nhà trường, cộng đồng; phát huy hiệu quả hình thức hoạt động của thư viện nhà trường, xây dựng thư viện điện tử ở những nơi có điều kiện. Tổ chức ngày hội đọc hằng năm thật hiệu quả để thói quen đọc không chỉ là phương tiện mà còn là động lực xây dựng xã hội học tập.

Tăng cường hợp tác quốc tế, trao đổi giáo viên, giảng viên, phối hợp nghiên cứu khoa học, chuyển giao công nghệ với các nước trong khu vực và trên thế giới.

Tiếp tục đẩy mạnh các hoạt động nhằm thực hiện các mục tiêu của Kế hoạch triển khai thực hiện Đề án “Xây dựng xã hội học tập giai đoạn 2012 - 2020”; các Đề án: “Xóa mù chữ đến năm 2020”, “Đẩy mạnh các hoạt động học tập suốt đời trong các thư viện, bảo tàng, nhà văn hóa, câu lạc bộ”, “Phát triển đào tạo từ xa giai đoạn 2015-2020”, ... trên địa bàn tỉnh.

Hàng vạn lớp học được mở cho mọi người

Năm 2011, Ban Chỉ đạo quốc gia xây dựng XHHT đã phối hợp với Bộ GD&ĐT, Hội khuyến học VN tổ chức “Tuần lễ Hưởng ứng học tập suốt đời” từ ngày 2-8/10 với thông điệp “Học tập suốt đời – Chìa khóa của mọi thành công”.

Từ năm 2012 trở đi, Bộ GD&ĐT đã phối hợp với Hội Khuyến học Việt Nam, Bộ VHTT-DL, Bộ TTTT có các văn bản đề nghị UBND các tỉnh/thành phố chỉ đạo Sở GD&ĐT, Hội khuyến học, các sở, ban, ngành và các đơn vị có liên quan tổ chức Tuần lễ hưởng ứng HTSĐ tại các địa phương vào tuần thứ nhất của tháng 10 (nhân dịp Kỷ niệm Ngày Khuyến học Việt Nam 2/10) với các chủ đề cụ thể theo từng năm.

Qua các năm, với sự tham mưu tích cực của các Sở GD&ĐT; sự chỉ đạo kịp thời, sâu sát của Ủy ban nhân dân các tỉnh/TP, sự phối hợp chặt chẽ của Hội khuyến học tỉnh, các hoạt động của Tuần lễ hưởng ứng HTSĐ hàng năm được tổ chức ở tất cả các cơ sở giáo dục với nhiều hoạt động, hình thức phong phú, đa dạng, linh hoạt để đáp ứng nhu cầu học tập của người dân; huy động được sự tham gia phối hợp chặt chẽ, sự hưởng ứng tích cực của các lực lượng xã hội, các sở, ban, ngành, đoàn thể và các địa phương từ tỉnh đến xã, phường, thị trấn. Điều đó, đã góp phần phát huy tốt tác dụng trong việc tuyên truyền, nâng cao nhận thức của người dân về HTSĐ, xây dựng XHHT.

Riêng năm 2015, 2016, theo báo cáo của các tỉnh/thành phố, trong thời gian diễn ra Tuần lễ các địa phương đã mở được hơn 44.270 lớp chuyên đề (như các lớp học nghề cho lao động nông thôn, giáo dục kỹ năng sống, lớp học theo chương trình giáo dục đáp ứng yêu cầu người học, cập nhật kiến thức kỹ năng, chuyển giao công nghệ; Các lớp phổ cập giáo dục, xóa mù chữ...

Tin tiêu điểm

Đừng bỏ lỡ

Người dân bắt cá thòi lòi bằng xà di lưới.

Nghề độc, lạ vùng Đất Mũi

GD&TĐ - Nằm nơi vị trí địa đầu Tổ quốc, Cà Mau là địa phương có nhiều đặc sản nổi tiếng và nhiều nghề độc, lạ.