Bộ trưởng Nông nghiệp nói gì về điệp khúc “giải cứu” nông sản?

Bộ trưởng Nguyễn Xuân Cường trả lời chất vấn. Ảnh: VOV
Bộ trưởng Nguyễn Xuân Cường trả lời chất vấn. Ảnh: VOV

Đại biểu Trần Đình Gia (Hà Tĩnh) chất vấn Bộ trưởng Nguyễn Xuân Cường: Việc giải cứu nông sản đã trở thành thường xuyên của nông nghiệp nước ta. Sáng qua, VTV1 có đưa tin về việc phát triển cây ăn quả có múi, đến giai đoạn hiện nay có khoảng trên 90.000 ha và cung đã vượt cầu rất xa.

Như vậy, chúng ta đã nhìn thấy được một cuộc giải cứu trong tương lai. Vậy, Bộ đã và sẽ làm gì để có thể tránh được cuộc giải cứu này?

Trả lời câu hỏi trên, Bộ trưởng Nguyễn Xuân Cường cho biết, vừa qua chúng ta cũng đã có một bước cố gắng lớn. Một năm Việt Nam sản xuất khoảng 30 triệu tấn rau và 15 triệu tấn quả; giá trị năm nay xuất khoảng 4,2 tỷ đô la.

Tuy nhiên, vấn đề chính hiện nay là quá nhiều hộ sản xuất nhỏ, do trong chừng mực nhất định có những lúc thời vụ, có những cây, có những vùng dư thừa.

Giải pháp trước mắt, Bộ trưởng Cường cho rằng, lấy bài học kinh nghiệm Bắc Giang vừa qua 3 vạn ha vải, tập trung xúc tiến đầu tư, tiêu thụ, đẩy mạnh vừa xuất khẩu, vừa tiêu thụ nội địa thì cũng giải quyết được vấn đề đó.

Còn về lâu dài, ngành cũng đang bàn với các địa phương tập trung chế biến và đẩy mạnh xuất khẩu quả tươi. Hiện nay các doanh nghiệp cũng muốn vào chế biến nhưng vì khó là diện tích của chúng ta khá phân tán.

Cũng theo Bộ trưởng Nguyễn Xuân Cường, muốn cho chế biến thì phải đồng nhất. Ví dụ cam, quýt muốn chế biến phải mỏng vỏ, xơ dày, dai. Những thứ này cần làm từng bước một.

Bộ đang tập trung chỉ đạo các viện cùng với các doanh nghiệp phối hợp với dân để làm từng bước. Còn trước mắt, bằng những giải pháp tích cực như vừa qua tại Bắc Giang, Sơn La, chúng ta tiêu thụ sản phẩm tốt cho dân. Giải pháp căn cơ lâu dài thì đẩy mạnh chế biến, tăng cường xuất khẩu quả tươi.

Tin tiêu điểm

Máy bay chiến đấu F-16C của Không quân Singapore. (Ảnh: Singapore Airshow 2022)

Tiêm kích F-16 rơi

Thế giới
GD&TĐ - Một chiếc tiêm kích F-16 của Không quân Singapore (RSAF) rơi tại căn cứ không quân Tengah ngay sau khi cất cánh ngày 8/5.

Đừng bỏ lỡ

Ảnh minh họa ITN.

Khâu trọng yếu

GD&TĐ - Để Kỳ thi tốt nghiệp THPT năm 2024 diễn ra an toàn, nghiêm túc yếu tố con người vẫn là quan trọng nhất...