Bộ trưởng Nội vụ: Xét tuyển đặc cách biên chế với giáo viên hợp đồng

GD&TĐ - Giơ biển tranh luận tại hội trường Quốc hội ngày 7/11, đại biểu Nguyễn Thị Kim Thúy – đoàn Đà Nẵng cầm trên tay một bức tâm thư kêu cứu của giáo viên đã ký hợp đồng giảng dạy suốt 14 năm qua, nay bị chấm dứt hợp đồng. "Giờ đây các giáo viên này đang chờ câu trả lời rõ hơn từ Bộ trưởng" - đại biểu Thúy nói.

Bộ trưởng Lê Vĩnh Tân trả lời chất vấn.
Bộ trưởng Lê Vĩnh Tân trả lời chất vấn.

Trả lời câu hỏi này, Bộ trưởng Bộ Nội vụ Lê Vĩnh Tân cho biết: Chiều hôm qua (6/11), tôi đã duyệt văn bản và ngày hôm nay (ngày 7/11), tôi đã cho phát hành gửi đến 63 tỉnh thành và trả lời cho TP Hà Nội, giải quyết về vấn đề thực hiện biên chế hợp đồng, được cấp thẩm quyền cho phép trước 31/12/2015, có đủ tiêu chuẩn, điều kiện theo vị trí việc làm của Bộ GD&ĐT, không vi phạm kỷ luật trong thời gian giảng dạy thì được xét tuyển vào biên chế viên chức.

Năm 2015 còn biên chế thì chúng ta giải quyết ngay. Biên chế năm 2015 còn nếu chưa tuyển thì chúng ta tuyển đặc cách với các đối tượng này (đối tượng đã ký hợp đồng).

Đối tượng này khác với tuyển theo Nghị định 161, không có chuyện cạnh tranh. Đây là gỡ rối cho các địa phương trong thời gian qua. Còn những trường hợp hợp đồng không được cấp thẩm quyền cho phép thì không được xét.

Đại biểu Nguyễn Thị Kim Thuý - đoàn Đà Nẵng chất vấn Bộ trưởng Bộ Nội vụ Lê Vĩnh Tân về biên chế giáo viên.
Đại biểu Nguyễn Thị Kim Thuý - đoàn Đà Nẵng chất vấn Bộ trưởng Bộ Nội vụ Lê Vĩnh Tân về biên chế giáo viên. 

Trả lời câu hỏi của đại biểu Nguyễn Lân Hiếu (đoàn An Giang) về việc có cơ chế tuyển dụng đặc thù cho giáo dục và y tế, Bộ trưởng Lê Vĩnh Tân cho biết: Ngành Y tế có bảo hiểm y tế. Đây là phần thu rất lớn mà giáo dục không có. Giáo dục thực hiện chế độ học phí do Chính phủ quy định, đây là vấn đề khó khăn.

Cũng theo Bộ trưởng Bộ Nội vụ, có thể kêu gọi được xã hội hóa trong y tế nhưng trong giáo dục, nhất là từ cấp THCS trở xuống, đặc biệt là ở vùng sâu, vùng xa thực sự rất khó khăn. Định mức giáo viên, định mức học sinh ở vùng miền núi cũng không giống định mức của y tế.

Mặc dù chúng ta có nhiều chính sách như: Nghị định 116, Nghị định 64, Nghị định 61, sau này là Nghị định 76 nhưng vẫn không đủ để thu hút giáo viên về dạy ở vùng sâu, vùng xa để thực hiện chủ trương: Có người học phải có người đứng lớp. Bộ trưởng Lê Vĩnh Tân cho biết: Đã thống nhất với Bộ trưởng Bộ GD&ĐT về việc xin chủ trương có một cơ chế riêng để giải quyết vấn đề biên chế giáo viên.

Tin tiêu điểm

Đừng bỏ lỡ

Trẻ em thường học các chuẩn mực và đặc điểm tính cách từ cha mẹ. (Ảnh: ITN).

Dạy con hiểu giá trị của gia đình

GD&TĐ - Nhiều bậc cha mẹ thấm nhuần giá trị tốt đẹp của gia đình vào con cái để giúp con phát triển thành những công dân tốt, có trách nhiệm.