Bộ trưởng Nguyễn Mạnh Hùng cảnh báo "rác" trên không gian mạng

GD&TĐ - Cuộc sống đã đi vào không gian mạng rất nhiều và gây nên những hệ lụy. Đời thực của chúng ta thì chúng ta thở bằng không khí, không gian mạng thở bằng tin tức, nội dung.

Bộ trưởng Bộ Thông tin và Truyền thông Nguyễn Mạnh Hùng tham gia trả lời chất vấn các Đại biểu Quốc hội.
Bộ trưởng Bộ Thông tin và Truyền thông Nguyễn Mạnh Hùng tham gia trả lời chất vấn các Đại biểu Quốc hội.

Ông Nguyễn Mạnh Hùng – Bộ trưởng Bộ Thông tin và Truyền thông nêu vấn đề khi trả lời câu hỏi chất vấn của đại biểu Quốc hội về những giải pháp đối phó, ngăn chặn, xử lý đối với loại tội phạm lợi dụng mạng xã hội để xâm hại trẻ em.

Theo Bộ trưởng Nguyễn Mạnh Hùng, đây là vấn đề lợi dụng không gian mạng để gây hại. Vấn đề này ngày càng một gia tăng. Trong thế giới thực có những gì thì trên không gian mạng cũng có những điều như vậy.

“Cuộc sống đã đi vào không gian mạng rất nhiều và gây nên những hệ lụy. Giải pháp của chúng ta lúc này là hệ thống pháp luật, chính quyền, lực lượng chức năng phải nhanh chóng đi vào không gian mạng để duy trì sự lành mạnh của không gian mạng” – Bộ trưởng Nguyễn Mạnh Hùng nói.

Về giải pháp lâu dài, Bộ trưởng Nguyễn Mạnh Hùng cho rằng, phải đưa giáo dục, kỹ năng sống trong không gian mạng vào giáo dục từ phổ thông. Đây là giải pháp căn cơ nhất.

“Đời thực của chúng ta thì chúng ta thở bằng không khí, không gian mạng thở bằng tin tức, nội dung. Đời thực chúng ta có hàng nghìn tấn rác, nếu chúng ta không dọn thì ảnh hưởng đến sức khỏe. Trong không gian mạng cũng có rác, nếu chúng ta không dọn thì nó ảnh hưởng đến não người. Do vậy vấn đề trước mắt là phải dọn rác” – Bộ trưởng Nguyễn Mạnh Hùng chia sẻ.

Theo Bộ trưởng, đầu tiên từng người tham gia mạng xã hội không xả rác và tự dọn rác của chính mình. Bộ quy tắc ứng xử trên không gian mạng đang được Bộ soạn thảo và sẽ ban hành. Ngoài ra, các nhà mạng phải có bộ lọc để dọn rác và Bộ sẽ ra yêu cầu cụ thể về vấn đề này.

Các cơ quan, bộ ngành phải dọn rác của chính mình, cái này phải dùng công nghệ. Bộ Thông tin và Truyền thông đã có một trung tâm giám sát an toàn không gian mạng quốc gia, cơ bản đã có thể đánh giá, phân tích, phân loại.

Sau khi các bộ, ngành phát hiện đây là rác thì thông tin đến Bộ Thông tin và Truyền thông; Bộ sẽ yêu cầu gỡ bỏ, kể cả các mạng xã hội nước ngoài. Các mạng xã hội nước ngoài tham gia hoạt động của Việt Nam bắt buộc phải thực thi luật pháp của Việt Nam.

“Trong thời gian qua, chúng ta đã mạnh tay hơn đối với các mạng xã hội nước ngoài, chính vì vậy trong 10 tháng vừa qua tỷ lệ gỡ bỏ theo yêu cầu cơ quan nhà nước đã tăng 500%.

Tóm lại, chúng ta ta đã và đang nhìn thấy một vấn đề rất lớn và chúng ta phải chung tay. Đã nhìn thấy vấn đề phải giải quyết được vấn đề. Nhà mạng có công cụ để chọn lọc, chính quyền mạnh tay hơn, mạnh mẽ hơn, hoàn thiện hệ thống pháp luật, tôi nghĩ trong thời gian tới không gian mạng trong sạch hơn, lành mạnh hơn” – Bộ trưởng Nguyễn Văn Hùng nói.

Hải Minh

Tin tiêu điểm

Đừng bỏ lỡ

Kiev nêu bản chất kinh tế của xung đột

Kiev nêu bản chất kinh tế của xung đột

GD&TĐ - Kiev cho rằng, bản chất của cuộc xung đột ở Ukraine là Nga muốn kiểm soát các vùng giàu tài nguyên thiên nhiên như Lithium và đất hiếm, của Ukraine.

Nhà báo Phạm Khánh Huy. Ảnh: Nhân vật cung cấp

Vinh danh những nhà giáo âm thầm cống hiến

GD&TĐ - Tìm kiếm, tôn vinh và lan tỏa những tấm gương nhà giáo luôn âm thầm cống hiến, hết lòng vì thế hệ tương lai là một trong những nhiệm vụ của người làm báo.

Học sinh Trường THPT chuyên Lào Cai cất điện thoại khi đến lớp. Ảnh: NTCC

Những tiết học không smartphone

GD&TĐ - Với mục tiêu xây dựng môi trường giáo dục an toàn, lành mạnh, ngành GD các địa phương đã chỉ đạo quản lý sử dụng điện thoại trong trường.

Silic hữu cơ có khả năng chống tia UV được tìm thấy trong bã mía.

Học sinh làm kem chống nắng từ bã mía

GD&TĐ - Hợp chất hữu cơ Silic có trong bã mía có thể thay thế kem chống nắng, giúp bảo vệ da khỏi tia cực tím, là phát hiện của nhóm học sinh Hà Nội.

Ông Trần Duy Đông giới thiệu về giải pháp tổng thể cho phòng học thông minh 4.0.

Công nghệ phòng học thông minh

GD&TĐ - Trung tâm Thông tin và Thống kê Khoa học và Công nghệ TPHCM vừa tổ chức giới thiệu công nghệ 'Giải pháp tổng thể cho phòng học thông minh 4.0'.

Sự tự đánh giá của một đứa trẻ trước hết xuất phát từ sự đánh giá của người khác về trẻ, và điều quan trọng nhất là sự đánh giá của cha mẹ. (Ảnh: ITN).

Lý do cha mẹ cần tin tưởng con

GD&TĐ - Để giáo dục và rèn luyện tốt cho trẻ một cách cơ bản, chúng ta nên nuôi dưỡng ý thức về giá trị bản thân của trẻ ngay từ khi còn nhỏ.