Bộ trưởng Nguyễn Kim Sơn: Các nhà trường cần thường xuyên giảng dạy về pháp luật

GD&TĐ - Ngày 31/10, Sở GD&ĐT Hà Nội phối hợp với quận Thanh Xuân tổ chức lễ hưởng ứng Ngày Pháp luật nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam năm 2024.

Bộ trưởng Nguyễn Kim Sơn tặng sách phổ biến giáo dục pháp luật cho thầy trò Trường THCS Thanh Xuân.
Bộ trưởng Nguyễn Kim Sơn tặng sách phổ biến giáo dục pháp luật cho thầy trò Trường THCS Thanh Xuân.

Buổi lễ được tổ chức tại Trường THCS Thanh Xuân (quận Thanh Xuân, Hà Nội) kết nối trực tuyến đến các điểm cầu của tất cả các trường học trên địa bàn quận.

Bộ trưởng Bộ GD&ĐT Nguyễn Kim Sơn đến dự, phát biểu và tặng sách cho thầy trò trường THCS Thanh Xuân. Cùng dự có đại diện lãnh đạo Bộ Tư pháp, lãnh đạo Sở GD&ĐT Hà Nội, Sở Tư pháp Hà Nội, quận Thanh Xuân cùng đông đảo học sinh, cha mẹ học sinh.

Phát biểu khai mạc, ông Võ Đăng Dũng - Chủ tịch UBND quận Thanh Xuân cho biết: Năm 2012, Quốc hội đã thông qua Luật phổ biến, giáo dục pháp luật; lấy ngày 9/11 hàng năm là Ngày Pháp luật nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam, khẳng định vị trí vai trò quan trọng của Pháp luật trong việc quản lý nhà nước và đời sống xã hội, giáo dục ý thức thượng tôn pháp luật.

img-0243.jpg
Các đại biểu dự lễ hưởng ứng.
img-0212.jpg
Hơn 1.300 học sinh Trường THCS Thanh Xuân tham dự chương trình.
img-0270.jpg
Tiết mục văn nghệ của học sinh Trường THCS Thanh Xuân chào mừng buổi lễ.

Ngày Pháp luật được phát động hưởng ứng hàng năm bằng nhiều hoạt động thiết thực, hiệu quả với sự tham gia của đông đảo các tầng lớp nhân dân. Các đơn vị, trường học đã phổ biến, tuyên truyền đến cán bộ, giáo viên, học sinh, người lao động và nhân dân về vai trò của pháp luật trong đời sống xã hội, giúp những chính sách, pháp luật của Đảng, Nhà nước đến gần với người dân hơn.

Để tiếp tục phát huy kết quả đạt được, tạo hiệu ứng, sức lan tỏa mạnh mẽ, các trường học trên địa bàn tiếp tục đổi mới nội dung, đa dạng hóa hoạt động hưởng ứng Ngày Pháp luật bảo đảm tiết kiệm, thiết thực, hiệu quả; để việc hưởng ứng Ngày Pháp luật trở thành công việc thường xuyên, là trách nhiệm của mỗi cán bộ, giáo viên, học sinh và người lao động trong các nhà trường.

img-0429.jpg
Em Nguyễn Phương Tuệ Anh, học sinh Trường THCS Thanh Xuân phát biểu hưởng ứng.
img-0620.jpg
Học sinh Trường THCS Thanh Xuân giới thiệu về Luật Giáo dục năm 2019.
img-0640.jpg
Học sinh Trường THCS Thanh Xuân giới thiệu các cuốn sách về pháp luật.

Phát biểu hưởng ứng, bà Nguyễn Thanh Huyền - Hiệu trưởng Trường THCS Thanh Xuân cam kết, mỗi cán bộ, giáo viên, nhân viên nhà trường luôn chủ động nghiên cứu, tìm hiểu, học tập và nghiêm chỉnh chấp hành Hiến pháp, pháp luật; tăng cường truyền thụ những kiến thức cơ bản về pháp luật, xây dựng văn hoá pháp luật, tạo nền tảng cho học sinh khi ra trường trở thành những công dân tốt.

Đại diện hơn 1.300 học sinh Trường THCS Thanh Xuân hưởng ứng ngày Pháp luật Việt Nam, em Nguyễn Phương Tuệ Anh, lớp 8A5 hứa luôn tự giác học tập, rèn luyện để nâng cao nhận thức, sự hiểu biết và chấp hành pháp luật; tiếp tục thực hiện tốt nội quy, quy định của nhà trường, nhiệm vụ của học sinh, các quy tắc ứng xử trong nhà trường, nơi công cộng.

img-0699.jpg
Học sinh trình diễn các tiểu phẩm phổ biến pháp luật.
img-0651.jpg
Tiết mục tiểu phẩm đề cập đến việc phòng chống bạo lực học đường.

Thực hiện hiệu quả phong trào “Xây dựng trường học thân thiện, học sinh tích cực”, xây dựng người Hà Nội thanh lịch, văn minh; thực hiện tốt 5 Điều Bác Hồ dạy; vận động, tuyên truyền người thân trong gia đình, trong cộng đồng cùng tham gia hưởng ứng, thực hiện đúng Hiến pháp, pháp luật.

Phát biểu tại buổi lễ, Bộ trưởng Bộ GD&ĐT Nguyễn Kim Sơn nhấn mạnh: Giáo dục toàn diện để phát triển con người Việt Nam cả đức, trí, thể, mỹ luôn là tư tưởng xuyên suốt của Đảng và Nhà nước. Con người phát triển toàn diện trước hết phải là con người hiểu biết các quyền, nghĩa vụ, trách nhiệm trước cộng đồng, xã hội; tôn trọng, tuân thủ pháp luật.

Ngày Pháp luật Việt Nam được tổ chức hàng năm có ý nghĩa giáo dục sâu sắc, đề cao giá trị của pháp luật trong Nhà nước pháp quyền, đề cao quyền cũng như trách nhiệm, nghĩa vụ của công dân trong học tập, tìm hiểu pháp luật và tự giác chấp hành pháp luật, qua đó góp phần nâng cao ý thức và niềm tin pháp luật, từng bước xây dựng và củng cố các giá trị văn hóa pháp lý trong cuộc sống xã hội.

img-0445.jpg
Bộ trưởng Nguyễn Kim Sơn phát biểu tại lễ hưởng ứng.
img-0746.jpg
Bộ trưởng Nguyễn Kim Sơn cùng các đại biểu, các thầy cô giáo, các em học sinh chụp ảnh lưu niệm.

Tuy nhiên, việc học tập và làm theo pháp luật không phải là việc một ngày. Ngành GD-ĐT, các nhà trường cần thường xuyên giảng dạy về pháp luật, ý thức tuân thủ pháp luật cho học sinh trong mỗi bài giảng, từng hoạt động. Việc học tập tuân thủ và làm theo pháp luật không phải là việc của một người, mà cần sự chung tay thực hiện, bởi Pháp luật là dành cho nhiều người.

Nhắn nhủ tới các em học sinh, Bộ trưởng Nguyễn Kim Sơn cho biết, tuân thủ pháp luật là cần thiết, phải thực hiện ngay từ bây giờ chứ không chờ đến khi là người lớn. Tuân tuân thủ pháp luật không chỉ dừng lại ở nhận thức mà phải thực hiện bằng hành động, không chỉ ở hoạt động chính khóa và cả các hoạt động ngoại khóa, trong sinh hoạt hàng ngày, không đợi người khác nhắc nhở mà cần tự giác thực hiện.

Tại buổi lễ, các đại biểu, các thầy giáo, cô giáo và các em học sinh được theo dõi chương trình tuyên truyền phổ biến giáo dục pháp luật của học sinh Trường THCS Thanh Xuân, giới thiệu sách về pháp luật. Hưởng ứng Ngày Pháp luật Việt Nam là hoạt động thiết thực nhằm góp phần đưa giáo dục pháp luật vào trường học, nâng cao nhận thức, ý thức tuân thủ pháp luật cho học sinh.

Tin tiêu điểm

Đừng bỏ lỡ

Phố cổ Hà Nội tôn vinh giá trị di sản

Phố cổ Hà Nội tôn vinh giá trị di sản

GD&TĐ - Kỷ niệm 20 năm được xếp hạng Di tích Lịch sử quốc gia, Ban quản lý hồ Hoàn Kiếm và Phố cổ Hà Nội tổ chức nhiều hoạt động văn hóa tôn vinh giá trị di sản.