Bộ trưởng Italy cảnh báo "cuộc chiến thế giới vì bánh mì"

GD&TĐ - Bộ trưởng Ngoại giao Italy Luigi di Maio cảnh báo nếu xung đột quân sự ở Ukraine không sớm kết thúc, hậu quả là nạn đói có thể gây ra bất ổn chính trị ở châu Phi.

Một kho chứa lúa mì Ukraine bị hư hại ở Kherson.
Một kho chứa lúa mì Ukraine bị hư hại ở Kherson.

Ông ngụ ý rằng “sự gia tăng của các tổ chức khủng bố và các cuộc đảo chính” đang đến gần. “Chiến tranh thế giới vì bánh mì đang diễn ra và chúng ta phải ngăn chặn nó” – ông Luigi di Maio nói.

Bộ trưởng Ngoại giao Italy kêu gọi Tổng thống Nga Putin “cùng bàn bạc” và đạt được một thỏa thuận hòa bình càng sớm càng tốt, bao gồm một thỏa thuận cụ thể về lúa mì.

“Chúng ta không được quên rằng có 30 triệu tấn ngũ cốc bị chặn tại các cảng của Ukraine do tàu chiến Nga. Những gì chúng tôi đang làm là nhằm đảm bảo Nga bỏ cấm xuất khẩu ngũ cốc tại các cảng của Ukraine, bởi vì vào lúc này, chúng ta đứng trước nguy cơ nổ ra các cuộc chiến tranh mới ở châu Phi”.

Thủ tướng Italy Mario Draghi trước đó yêu cầu ông Putin cho phép xuất khẩu ngũ cốc từ cả Nga và Ukraine và những vùng của Ukraine dưới sự kiểm soát của Nga. Ông Putin cho rằng các chuyến hàng có thể thực hiện qua Belarus.

“Nếu muốn giải quyết vấn đề xuất khẩu ngũ cốc của Ukraine thì cách dễ nhất là qua Belarus. Không ai ngăn cản việc này” – ông Putin giải thích và cho biết “để làm được điều này, cần dỡ bỏ các lệnh trừng phạt từ Belarus”.

Tổng thống Nga cũng bác bỏ thông tin rằng lúa mì của Ukraine bị tàu chiến Nga chặn lại. Ông Putin nhấn mạnh Kiev đã đặt mìn ở các bến cảnh của mình, gây nguy hiểm nghiêm trọng cho các tàu đang tìm cách tiếp cận cảng của Ukraine.

Tuần trước, Italy nói rằng sẽ giúp tạo ra những hành lang biển để vận chuyển lúa mì, bên cạnh hành lang biển nhân đạo hiện có đã được Moscow mở về phía tây nam lãnh hải của Ukraine vào tháng trước.

Trong khi đó, Kiev đã chuyển ngũ cốc của mình qua cảng Constanta của Romania và qua đường bộ tới châu Âu, một tuyến đường kém hiệu quả hơn nhiều.

Với việc các nước châu Âu có thể trả nhiều tiền hơn cho ngũ cốc, lượng hóa này đến Bắc Phi có khả năng không còn nhiều. Các nhà lãnh đạo từ châu lục này rất mong châu Âu dỡ bỏ các lện trừng phạt đối với Nga vốn khiến họ khó mua thực phẩm hơn.

Theo RT

Tin tiêu điểm

Đừng bỏ lỡ