Bộ trưởng Giáo dục và buổi làm việc “hiếm thấy” tại Gia Lai

GD&TĐ - Sáng 30/7, Bộ trưởng Phạm Vũ Luận dẫn đầu đoàn công tác của Bộ GD&ĐT làm việc tại tỉnh Gia Lai, để lại nhiều ấn tượng mạnh mẽ với cán bộ lãnh đạo tỉnh.

Bộ trưởng Giáo dục và buổi làm việc “hiếm thấy” tại Gia Lai

Dự buổi làm việc có lãnh đạo UBND tỉnh Gia Lai, lãnh đạo các Sở, Ban ngành, các trường ĐH ở Tây Nguyên, thành phố Hồ Chí Minh, và Đà Nẵng.

Phát biểu tại buổi làm việc, Bộ trưởng Phạm Vũ Luận ghi nhận và chia sẻ những khó khăn của tỉnh. Bộ trưởng nhấn mạnh, trong buổi làm việc hôm nay, Bộ GD&ĐT có mời một số trường ĐH. Các trường ĐH này sẽ là cầu nối giúp hỗ trợ phát triển giáo dục phổ thông của tỉnh. Không chỉ là giáo dục, các trường với thế mạnh của mình về đào tạo và nghiên cứu sẽ chuyển giao các công nghệ, khoa học kỹ thuật vào đời sống, sản xuất của nhân dân nơi đây.

Bộ trưởng mong muốn, các trường ĐH cần hỗ trợ tích cực địa phương, đặc biệt là giáo dục phổ thông. Từ buổi làm việc hôm nay, sau 3 hoặc 5 năm nữa, các trường ĐH sẽ thực sự được hưởng lợi từ chất lượng giáo dục phổ thông, khi tuyển được nhiều nhân tài cho trường mình.

Cam kết với Bộ trưởng, Hiệu trưởng các trường ĐH đã xây dựng những kế hoạch cụ thể để hỗ trợ ngành giáo dục địa phương. Các trường cũng sẽ hỗ trợ tối đa trong khả năng có thể để cùng với địa phương trong đào tạo nguồn nhân lực và phát triển kinh tế, xã hội.

Hội trường không ngớt tiếng vỗ tay khi Hiệu trưởng trường ĐH Công Nghệ TP HCM - ông Hồ Đắc Lộc - trình bày kế hoạch hỗ trợ địa phương của trường mình. Ông Lộc cho biết: Sẽ hỗ trợ ngay 10 hệ thống lọc nước sạch cho trường mẫu giáo trên địa bàn. Triển khai 1 hệ thống tưới nước thông minh nhỏ giọt vào rễ cây cho người nông dân. Cả 2 ứng dụng này trường đều tự chủ về công nghệ và thiết bị, sau này có thể áp dụng rộng rãi vào đời sống. 

Ngoài ra, trường còn dành 200 triệu đồng hỗ trợ xây dựng cơ sở vật chất trường học, mỗi năm tài trợ cho Gia Lai 50 suất học bổng theo học tại trường.

Tiếp đó, Hiệu trưởng trường ĐH Luật TP HCM bà Mai Hồng Quỳ cho biết, trước mắt, sẽ hỗ trợ 200 triệu cho giáo dục phổ thông của tỉnh. Với thế mạnh của mình là đào tạo Luật, trường sẽ giúp đào tạo trình độ thạc sỹ Luật cho nguồn nhân lực của tỉnh. ĐH Luật cũng sẵn sàng bồi dưỡng các giáo viên dạy phổ thông các kỹ năng về Luật, đặc biệt là giáo viên dạy môn Giáo dục công dân.

Riêng trường ĐH Nguyễn Tất Thành, ông Nguyễn Mạnh Hùng - Hiệu trưởng - lại bày tỏ muốn đào tạo nguồn lao động có trình độ cho tỉnh nhà. Mỗi năm, trường sẽ trao 81 suất học bổng trị giá 4 tỷ đồng cho các con em tại Gia Lai học tại trường; trao ngay 200 triệu đồng hỗ trợ các trường mẫu giáo có điều kiện khó khăn.

Ngoài ra, các trường ĐH Ngân Hàng TP HCM, ĐH Tây Nguyên, ĐH Đà Lạt, ĐH Duy Tân, ĐH Nông lâm TP HCM….trình bày nhiều kế hoạch hỗ trợ khác gắn với thực tiễn địa phương.

Các kế hoạch hỗ trợ đã nhận được sự đánh giá rất cao từ lãnh đạo Bộ và lãnh đạo địa phương. Bộ trưởng Phạm Vũ Luận nhấn mạnh: Các kế hoạch hỗ trợ của các trường là rất thiết thực và ý nghĩa. Riêng về phần đào tạo nguồn nhân lực cho tỉnh, các trường cần có chế độ đào tạo theo địa chỉ, theo thực tế. Phải đào tạo làm sao đi chưa đủ chuẩn những về làm việc phải đạt chuẩn.

Ông Hoàng Công Lự - Phó Chủ tịch thường trực UBND tỉnh Gia Lai gửi lời cảm ơn sự quan tâm Bộ GD&ĐT đối với tỉnh; đồng thời chia sẻ: Buổi làm việc của Bộ trưởng hôm nay đạt được nhiều kết quả ngoài mong đợi. Thật hiếm thấy trong một buổi làm việc của một đoàn công tác lại có nhiều cam kết, nhiều kế hoạch cụ thể, thực tiễn hỗ trợ địa phương như vậy!

Báo cáo của UBND tỉnh Gia Lai cho biết: Gia Lai là một tỉnh miền núi, có 34 cộng đồng dân tộc cùng sinh sống, dân tộc thiểu số chiếm trên 44,5%. Điều kiện kinh tế, xã hội nhiều nơi còn khó khăn, đặc biệt là vùng sâu, vùng xa, vùng dân tộc thiểu số.

Trong những năm qua, ngành Giáo dục đã đạt được những kết quả toàn diện. Cả tỉnh hiện có 1.051 trường, trung tâm giáo dục. Năm học 2014 – 2015, số học sinh trung học phổ thông là 374.910 học sinh.

Riêng về hệ thống các trường phổ thông dân tộc nội trú, bán trú, hiện toàn tỉnh có 17 trường nội trú, bán trú là 21 trường. Số lượng học sinh dân tộc thiểu số chiếm tỷ lệ 52,1% trong tổng số học sinh ở các trường.

Do điều kiện đặc thù của tỉnh miền núi, ngành Giáo dục Gia Lai cũng phải đối mặt với nhiều khó khăn. Cơ sở vật chất dạy học được xem là khó khăn nhất. Riêng các huyện biên giới và các huyện là căn cứ cách mạng còn thiếu 60 phòng học bộ môn, 45 phòng phục vụ học tập; 70 nhà ở công vụ cho giáo viên.

Bộ trưởng Giáo dục và buổi làm việc “hiếm thấy” tại Gia Lai ảnh 1Bộ trưởng Giáo dục và buổi làm việc “hiếm thấy” tại Gia Lai ảnh 2Bộ trưởng Giáo dục và buổi làm việc “hiếm thấy” tại Gia Lai ảnh 3Bộ trưởng Giáo dục và buổi làm việc “hiếm thấy” tại Gia Lai ảnh 4

Tin tiêu điểm

Đừng bỏ lỡ

Minh họa: Vietpink

Truyện ngắn: Mở trái tim yêu

GD&TĐ - Hạnh phúc của người đàn bà chính là có người đàn ông để nương tựa, nhưng Hiền thấy, đàn ông chỉ đem đến sự khổ đau...