Bộ hài cốt kỳ dị hé lộ vè kho báu bí ẩn 2.000 năm

Bộ hài cốt kỳ dị xuất hiện sau khi các công nhân đào đất để xây trường học, điều bất ngờ hơn xảy ra khi các nhà khảo cổ chuyên nghiệp đến hiện trường.

Phát biểu trên BBC, bà Louise Moan từ Oxford Archaeology East, giám đốc dự án khảo cổ cho biết tại khu đất ở Whittington Way trước khi xây dựng một trường học bên trên, người ta đã liên tiếp phát hiện nhiều mộ cổ, di tích thú vị.

Điều khiến họ bối rối là các mộ phần chứa những bộ hài cốt kỳ dị không giống bất cứ thứ gì được tìm thấy trước đó.

Cộng đồng mạng - Bộ hài cốt bí ẩn
Một phần hài cốt lộ ra khỏi hố kho báu. (Ảnh: The Independent).

Bộ hài cốt, được cho là nam giới, không nằm trong mộ, không có quan tài. Ông đang ngồi dựa vào vách một cái hố sâu 2x1,2 m, đôi chân dang rộng.

Xung quanh chiếc hố chứa hài cốt, các nhà khảo cổ tìm thấy vô số cổ vật quý giá từ thời đại đồ đồng cũng như thời La Mã (khoảng thế kỷ 1-4 SCN).

Đó là một kho báu thực thụ gồm 1.000 hiện vật bằng kim loại bao gồm trang sức, tiền xu, dao... và gần 200 kg đồ gốm, niên dại 1.600 - 2.000 năm.

Hiện nay, các nhà khảo cổ chưa nhận định được số tuổi chính xác của người đàn ông bí ẩn này, nhưng tình trạng hài cốt cho thấy ông có thể đã được chôn cất cùng thời kỳ với các hiện vật, khi khu vực này còn là một địa điểm linh thiêng.

Các nhà khảo cổ đang tiếp tục tìm hiểu về cái chết bí ẩn của người đàn ông.

Họ cho rằng có 2 giả thuyết: Có thể người đàn ông kia đã rơi vào hố và bị mắc kẹt, hoặc ông ta bị chôn cất một cách cố ý theo một nghi lễ đặc biệt, có thể là một sự trừng phạt.

Các phát hiện trên đã bổ sung vào danh sách hàng trăm mộ cổ và di tích được khai quật tại Herfordshire, giúp tái hiện lại một phần quan trọng của lịch sử Anh quốc cổ đại, nhất là thời kỳ người La Mã chiếm đóng và để lại dấu tích nền văn minh vượt bậc của họ.

Theo nguoiduatin.vn

Tin tiêu điểm

Đừng bỏ lỡ

Rosemarie Dehesa thường đăng video về việc cô ăn nhiều loại thực phẩm. Ảnh: Rosemarie Martin Dehesa/CNN

Lo ngại trước xu hướng mukbang

GD&TĐ - Từ 'mukbang' bắt nguồn từ sự kết hợp của các từ tiếng Hàn 'meokda', có nghĩa là ăn, và 'bangsong', có nghĩa là phát sóng.