Bộ GD&ĐT khảo sát việc tổ chức, hoạt động dành cho người khuyết tật tại An Giang

GD&TĐ - Đoàn công tác Bộ Giáo dục và Đào tạo khảo sát đánh giá thực trạng tổ chức và hoạt động của trường, lớp dành cho người khuyết tật tại tỉnh An Giang.

An Giang tiếp và làm việc với đoàn khảo sát đánh công tác giáo dục dành cho người khuyết tật của Bộ GD&ĐT.
An Giang tiếp và làm việc với đoàn khảo sát đánh công tác giáo dục dành cho người khuyết tật của Bộ GD&ĐT.

Ngày 5/7, Đoàn công tác Bộ GD&ĐT do TS Tạ Ngọc Trí – Phó Vụ trưởng Vụ Giáo dục Tiểu học, Phó trưởng Ban Thường trực Ban Chỉ đạo Giáo dục trẻ khuyết tật và Trẻ em có hoàn cảnh khó khăn làm Trưởng đoàn đã đến An Giang khảo sát đánh giá thực trạng tổ chức và hoạt động của trường, lớp dành cho người khuyết tật trên địa bàn TP Long Xuyên.

1000025457.jpg
Quang cảnh đại biểu tham dự buổi làm việc.

Tiếp và làm việc với đoàn có đại diện lãnh đạo Sở GD&ĐT, đại diện lãnh đạo Phòng Giáo dục Mầm non và Giáo dục Tiểu học (GDMN-GDTH); Văn phòng Sở; Phòng GDTrH-GDTX; Chuyên viên phụ trách Giáo dục học sinh khuyết tật Phòng GDMN-GDTH....

1000025454.jpg
TS Tạ Ngọc Trí – Phó Vụ trưởng Vụ Giáo dục Tiểu học, Phó trưởng Ban Thường trực Ban Chỉ đạo phát biểu tại buổi làm việc.

Trong 1 ngày làm việc, Đoàn công tác tiến hành khảo sát thực trạng về cơ cấu tổ chức của trường như: Vị trí, quy mô, chức năng và bộ máy của trường; Đội ngũ và phát triển đội ngũ nguồn nhân lực tham gia các hoạt động của trường dành cho người khuyết tật.

Đồng thời, khảo sát về cơ sở vật chất và các hoạt động của trường dành cho người khuyết tật; sự phối hợp giữa các ban ngành và cộng đồng trong tổ chức và hoạt động của trường dành cho người khuyết tật.

1000025455.jpg
Phó Trưởng phòng GD&ĐT thành phố Long Xuyên, Lê Thị Tú Anh phát biểu báo cáo tại buổi làm việc.

Tại buổi làm việc, đại diện lãnh đạo Phòng GD&ĐT thành phố Long Xuyên báo cáo về công tác giáo dục học sinh khuyết tật trên địa bàn TP Long Xuyên; địa diện lãnh đạo Trường trẻ em khuyết tật An Giang báo cáo về tổ chức và hoạt động của nhà trường.

Qua khảo sát, đoàn đánh giá cao về các hoạt động của các trường, lớp chuyên biệt dành cho người khuyết tật tại An Giang.

Cơ sở vật chất cơ bản đảm bảo phục vụ dạy và học theo chương trình mới; đủ phòng học cho dạy 2 buổi/ngày, có đủ ti vi hỗ trợ thiết thực cho dạy và học; đủ phòng ở cho HS nội trú, có nhà ăn, nhà bếp phục vụ ăn uống; có hệ thống nước sạch phục vụ cho học sinh.

Đội ngũ cán bộ, giáo viên, nhân viên và người lao động nhiệt tình trong công tác, giảng dạy và phục vụ tận tình, hết lòng vì học sinh thân yêu. Đặc biệt, giáo viên đạt chuẩn trình độ đào tạo 43/45 giáo viên, đạt 95,56%.

Tại buổi làm việc, các đại biểu cùng tọa đàm góp ý về các nội dung trong dự thảo Thông tư quy định Quy chế tổ chức và hoạt động của trường, lớp dành cho người khuyết tật của Bộ GD&ĐT trước khi chính thức ban hành.

Được biết, dự thảo Quy chế tổ chức và hoạt động của trường, lớp dành cho người khuyết tật gồm có 7 Chương với 30 Điều quy định về Quy định chung; về Tổ chức bộ máy; về Hoạt động giáo dục; về Giáo viên, nhân viên và học sinh; về Tài chính và tài sản; về Quan hệ giữa Nhà trường, Gia đình và Xã hội; về Trách nhiệm của các cơ quan, tổ chức, cá nhân đối với trường, lớp chuyên biệt...

1000025456.jpg
Đại biểu tham gia tọa đàm góp ý Dự thảo Quy chế tổ chức và hoạt động của trường, lớp dành cho người khuyết tật.

Tại tọa đàm, ông Nguyễn Văn Cần - Hiệu trưởng Trường Trẻ em khuyết tật An Giang, kiến nghị Bộ GD&ĐT sớm ban hành Thông tư về Quy chế tổ chức và hoạt động cho trường, lớp dành cho người khuyết tật; Ban hành Chương trình và Hướng dẫn thực hiện chương trình; Bộ đồ dùng và thiết bị học tập cho người khuyết tật.

Thông tư đánh giá kết quả học tập dành cho học sinh khuyết tật; thường xuyên tổ chức tập huấn chuyên sâu chuyên môn cho giáo viên, cán bộ quản lý trường dành cho người khuyết tật.

Ông Cần cũng kiến nghị, Bộ GD&ĐT nghiên cứu, nâng định biên giáo viên trên lớp để có giáo viên dạy các nội dung đặc thù cho trẻ khuyết tật (theo quy định nội dung giáo dục kỹ năng đặc thù được nhà trường tổ chức xây dựng và bảo đảm ít nhất 5 tiết (hoạt động học)/tuần, phù hợp với nhu cầu, khả năng của cá nhân học sinh) nhằm tạo điều kiện cho các trường, lớp chuyên biệt dành cho người khuyết tật tổ chức và hoạt động hiệu quả hơn.

Tin tiêu điểm

Đừng bỏ lỡ