Theo đó yêu cầu công tác thanh tra, kiểm tra năm học 2022-2023 đối với các đại học, học viện, trường đại học, trường cao đẳng sư phạm phải bám sát nhiệm vụ trọng tâm năm học theo chỉ đạo của Bộ GDĐT bảo đảm chủ động, linh hoạt để thích ứng trong điều kiện bình thường mới, vừa bảo đảm an toàn, vừa củng cố và nâng cao chất lượng giáo dục;
Tiếp tục thực hiện các nội dung I, II, III.1.a tại Công văn số 4555/BGDĐT-TTr và Công văn số 624/BGDĐT-TTr của Bộ GD&ĐT. Đồng thời, tập trung vào những nội dung, nhiệm vụ trọng tâm năm học 2022-2023, cụ thể:
Lựa chọn, tăng cường tập huấn, bồi dưỡng, nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ quản lý, viên chức làm công tác thanh tra tại cơ sở đáp ứng yêu cầu công tác thanh tra, kiểm tra nội bộ, phòng ngừa, kịp thời phát hiện các hành vi vi phạm (nếu có) tại cơ sở, đặc biệt là việc thực hiện quyền tự chủ theo quy định của pháp luật. Có cơ chế giám sát việc tuân thủ pháp luật, thực hiện quy chế dân chủ trong cơ sở đào tạo.
Thực hiện thanh tra, kiểm tra công tác tuyển sinh năm 2022 theo Hướng dẫn số 3738/BGDĐT-TTr của Bộ GD&ĐT về việc hướng dẫn thanh tra, kiểm tra công tác tuyển sinh đại học, tuyển sinh cao đẳng ngành Giáo dục Mầm non;
Thực hiện tuyển sinh đúng quy định và bảo đảm chất lượng đầu vào đối với nhóm ngành đào tạo giáo viên trình độ đại học và ngành Giáo dục Mầm non trình độ cao đẳng theo Quyết định số 2103/QĐ-BGDĐT và đối với nhóm ngành sức khỏe có cấp chứng chỉ hành nghề theo Quyết định số 2104/QĐ-BGDĐT của Bộ GD&ĐT.
Tuyên truyền, phổ biến Nghị định số 04/2021/NĐ-CP của Chính phủ Quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực giáo dục (được sửa đổi, bổ sung tại Nghị định số 127/2021/NĐ-CP ngày 30/12/2021 của Chính phủ) đến cán bộ quản lý, giảng viên, người lao động để thực hiện đúng quy định pháp luật về giáo dục và chủ động phòng ngừa, giám sát.
Tăng cường chuyển đổi số và ứng dụng công nghệ thông tin trong cơ sở đào tạo; sử dụng văn bản điện tử trong công tác chỉ đạo, điều hành hoạt động thanh tra, kiểm tra.
Tăng cường công tác thanh tra, kiểm tra việc thực hiện chính sách, pháp luật về giáo dục đại học, đặc biệt bám sát nhiệm vụ năm học 2022-2023 đối với giáo dục đại học theo Công văn số 4735/BGDĐT-GDĐH của Bộ GD&ĐT nhằm xây dựng môi trường giáo dục lành mạnh, ngăn ngừa và xử lý nghiêm các hành vi vi phạm pháp luật trong cơ sở đào tạo.
Chủ động bố trí cán bộ, giảng viên thực hiện nhiệm vụ thanh tra, kiểm tra kỳ thi THPT năm 2023 theo chỉ đạo của cơ quan quản lý nhà nước và của Bộ GD&ĐT.
Việc xây dựng và thực hiện kế hoạch thanh tra, kiểm tra năm học yêu cầu:
Xây dựng kế hoạch thanh tra, kiểm tra năm học 2022 - 2023 và tổ chức thực hiện kế hoạch bằng phương thức phù hợp với tình hình thực tiễn của địa phương, công tác phòng chống dịch bệnh Covid-19 trong điều kiện bình thường mới;
Trường hợp điều chỉnh, bổ sung kế hoạch vì lý do bất khả kháng hoặc theo yêu cầu quản lý phải bảo đảm đúng quy định. Kế hoạch được Thủ trưởng cơ sở đào tạo phê duyệt gửi về Bộ GD&ĐT (qua Thanh tra Bộ) trước ngày 30/10/2022.
Thực hiện thanh tra, kiểm tra bám sát kế hoạch đã phê duyệt và thanh tra, kiểm tra đột xuất đối với những vấn đề phát sinh theo yêu cầu của Thủ trưởng cơ sở đào tạo.
Bộ GD&ĐT yêu cầu cơ sở đào tạo bố trí kinh phí và các điều kiện bảo đảm thực hiện các nhiệm vụ thanh tra, kiểm tra theo quy định. Cơ sở đào tạo là đơn vị thành viên của đại học gửi báo cáo về đại học để tổng hợp báo cáo kết quả về Bộ GD&ĐT theo quy định; Các cơ sở đào tạo khác gửi báo cáo về Bộ GD&ĐT (theo quy định).
Thường xuyên cập nhật thông tin, dữ liệu về công tác thanh tra, kiểm tra của cơ sở đào tạo vào phần mềm quản lý thanh tra, kiểm tra theo hướng dẫn của Thanh tra Bộ GD&ĐT;
Nội dung thông tin báo cáo gồm: Kế hoạch thanh tra, kiểm tra năm học 2022-2023 đã được phê duyệt, kết luận thanh tra, thông báo kết quả kiểm tra, kết luận nội dung tố cáo, quyết định giải quyết khiếu nại sau khi ban hành. Thực hiện báo cáo đột xuất khi có yêu cầu hoặc theo yêu cầu xử lý đơn thư và các văn bản khác theo quy định;
Báo cáo tổng kết công tác thanh tra, kiểm tra năm học gửi trước ngày 30/7/2023 về Bộ GDĐT (qua Thanh tra Bộ).