Bộ GD&ĐT ban hành Chỉ thị nhiệm vụ, giải pháp năm học 2019 - 2020

GD&TĐ - Chiều 13/8, Bộ trưởng Bộ GD&ĐT Phùng Xuân Nhạ đã ký ban hành Chỉ thị về nhiệm vụ và giải pháp năm học 2019 - 2020 của ngành Giáo dục.

Nâng cao chất lượng giáo dục và triển khai Chương trình GDPT mới là một trong các nhiệm vụ trọng tâm trong năm học mới
Nâng cao chất lượng giáo dục và triển khai Chương trình GDPT mới là một trong các nhiệm vụ trọng tâm trong năm học mới

Năm học 2019 - 2020, ngành Giáo dục tập trung thực hiện các nghị quyết, kết luận của Đảng, Quốc hội, các văn bản chỉ đạo, điều hành của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ về GD-ĐT, đặc biệt là triển khai thực hiện có hiệu quả Kết luận số 51-KL/TW của Ban Bí thư tiếp tục thực hiện Nghị quyết Hội nghị Trung ương 8 khóa XI về đổi mới căn bản, toàn diện GD-ĐT; Kết luận số 49-KL/TW của Ban Bí thư về tiếp tục thực hiện Chỉ thị số 11-CT/TW của Bộ Chính trị về tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với công tác khuyến học, khuyến tài, xây dựng xã hội học tập; quán triệt phương châm hành động “bứt phá” của Chính phủ để hoàn thành kế hoạch 5 năm 2016 - 2020.

Chỉ thị nêu rõ 9 nhóm nhiệm vụ chủ yếu và 5 nhóm giải pháp cơ bản thực hiện trong năm học mới.

Theo đó, 9 nhóm nhiệm vụ chủ yếu gồm: Rà soát, quy hoạch, phát triển mạng lưới cơ sở GD-ĐT trong cả nước. Nâng cao chất lượng đội ngũ giáo viên và cán bộ quản lý giáo dục các cấp. Nâng cao chất lượng giáo dục, triển khai Chương trình, sách giáo khoa giáo dục phổ thông mới; đẩy mạnh định hướng nghề nghiệp và phân luồng học sinh sau trung học cơ sở; đổi mới quản lý và nâng cao hiệu quả của giáo dục thường xuyên; tăng cường giáo dục đạo đức, lối sống, kỹ năng sống, giáo dục thể chất cho học sinh, sinh viên, bảo đảm an toàn trường học; nâng cao hiệu quả giáo dục dân tộc. Nâng cao chất lượng dạy học ngoại ngữ, đặc biệt là tiếng Anh ở các cấp học và trình độ đào tạo. Đẩy mạnh ứng dụng công nghệ thông tin trong dạy, học và quản lý giáo dục. Đẩy mạnh phân cấp và thực hiện tự chủ, tự chịu trách nhiệm đối với các cơ sở giáo dục. Hội nhập quốc tế trong GD-ĐT. Tăng cường cơ sở vật chất bảo đảm chất lượng các hoạt động GD-ĐT. Phát triển nguồn nhân lực, nhất là nguồn nhân lực chất lượng cao.

5 nhóm giải pháp cơ bản được Chỉ thị nêu ra gồm: Hoàn thiện thể chế, đẩy mạnh cải cách hành chính về GD-ĐT. Nâng cao năng lực lãnh đạo, quản lý của cán bộ quản lý giáo dục. Tăng cường các nguồn lực đầu tư cho GD-ĐT. Tăng cường công tác khảo thí và kiểm định, đánh giá chất lượng giáo dục. Đẩy mạnh công tác truyền thông về GD-ĐT.

Cũng trong chiều 13/8, Thứ trưởng Bộ GD&ĐT Nguyễn Hữu Độ đã ký công văn gửi Giám đốc Sở GD&ĐT các tỉnh/thành phố lưu ý triển khai một số hoạt động đầu năm học 2019 – 2020. Một trong những yêu cầu là tổ chức nghiên cứu và triển khai sâu rộng đến toàn thể cán bộ quản lý, giáo viên và học sinh, sinh viên Chỉ thị của Bộ trưởng Bộ GD&ĐT về nhiệm vụ chủ yếu năm học 2019 - 2020 của ngành Giáo dục. Chỉ đạo cơ sở giáo dục bảo đảm cung cấp sách giáo khoa cho học sinh, không để xảy ra tình trạng thiếu sách giáo khoa đầu năm học.

Tổ chức Lễ khai giảng năm học 2019 - 2020 thống nhất trên cả nước vào buổi sáng ngày 5/9/2019. Chỉ đạo cơ sở giáo dục ổn định và duy trì nền nếp học tập ngay sau Lễ khai giảng; triển khai các giải pháp bảo đảm an ninh, an toàn trường học, đặc biệt lưu ý bảo đảm an toàn tuyệt đối trong việc đưa đón học sinh. Hướng dẫn các cơ sở giáo dục công khai các khoản thu, chi đầu năm học theo đúng quy định hiện hành; không để xảy ra tình trạng “lạm thu”; tăng cường thanh tra, kiểm tra, xử lý nghiêm người đứng đầu cơ sở giáo dục để xảy ra sai phạm trong thu, chi đầu năm học...

Tin tiêu điểm

Đừng bỏ lỡ

Binh sĩ NATO trong một cuộc tập trận tại Estonia.

Trung tâm mới của NATO

GD&TĐ - Bulgaria chuẩn bị xây dựng một khu phức hợp cơ sở vật chất để làm nơi đóng quân cho một lữ đoàn NATO đa quốc gia gồm 3.000 quân nhân.

Ảnh minh họa ITN.

Café chủ nhật: Cõi nhớ

GD&TĐ - Nắng đầu Đông yếu ớt hai ngày qua đã phải nhường chỗ cho đợt gió mùa tràn về.