Bỏ được biên chế sẽ giống như khoán 10 trong giáo dục

GD&TĐ - Bỏ biên chế đối với giáo viên là một chủ trương tốt nhưng cần làm từng bước thận trọng; nếu làm được sẽ giống như cơ chế khoán trong nông nghiệp trước đây. Đó là quan điểm của PGS Trần Xuân Nhĩ - nguyên Thứ trưởng Bộ GD&ĐT, Phó Chủ tịch Hội Khuyến học Việt Nam.

PGS Trần Xuân Nhĩ - nguyên Thứ trưởng Bộ GD&ĐT, Phó Chủ tịch Hội Khuyến học Việt Nam
PGS Trần Xuân Nhĩ - nguyên Thứ trưởng Bộ GD&ĐT, Phó Chủ tịch Hội Khuyến học Việt Nam

Trao đổi về vấn đề này, PGS Trần Xuân Nhĩ nhắc đến một thực trạng nhiều công chức khi được vào biên chế, đinh ninh mình ở trong biên chế nhà nước, thiếu ý chí phấn đấu, không chịu tiếp tục học nâng cao trình độ, tu dưỡng, ngại học học ngoại ngữ, công nghệ thông tin, chậm đổi mới phương pháp giảng dạy… Từ đó ảnh hưởng đến chất lượng giáo dục.

“Nên việc ta bỏ công chức thực chất giống như cơ chế khoán trong nông nghiệp trước đây, khoán để người ta được làm chủ và người ta phải cố gắng.

Trao đổi với phóng viên Báo Giáo dục & Thời đại Thứ trưởng Bộ Nội vụ Nguyễn Duy Thăng cho biết: Chúng ta nên ủng hộ chủ trương thí điểm bỏ biên chế trong ngành giáo dục để thúc đẩy sự phát triển.Trước mắt ( khi chưa sửa luật ) Bộ GD&ĐT sẽ có những trao đổi với Bộ Nội Vụ để trình, đề nghị thí điểm bỏ công chức, viên chức theo lộ trình. Dự kiến trong tháng 6/2017 Bộ Nội Vụ sẽ có cuộc họp báo để công luận hiểu rõ hơn về vấn đề này”

Dương Thanh Hương ghi

Ví dụ, trước khi có cơ chế khoán trong nông nghiệp, sáng mặt trời lên mới đi làm, chưa chiều đã về nên năng suất lao động thấp. Nhưng khi thực hiện hình thức khoán, mọi người đều ra sức làm và năng suất lao động cao hơn rất nhiều. Tôi nghĩ ý tưởng của Bộ GD&ĐT là từ cơ chế như thế” –  PGS Trần Xuân Nhĩ cho hay.

Phân tích về lợi ích của hợp đồng giáo viên, theo PGS Trần Xuân Nhĩ, đó là làm cho giáo viên không còn “chai cứng”, không thể chây ì, có động lực phấn đấu nâng cao chất lượng giảng dạy. Tuy nhiên, nguyên Thứ trưởng Bộ GD&ĐT cũng cho rằng, để làm tốt điều này, cần tính đến phải làm sao để có cơ chế để đảm bảo sự công bằng, khách quan, đánh giá chính xác; có cơ chế để tuyển lựa được lãnh đạo nhà trường công bằng, minh bạch, có năng lực…

“Chủ trương tốt, nhưng phải làm thận trọng, nên thí điểm một số nơi để trên cơ sở đó đánh giá, từng bước triển khai. Nếu vội vàng, chưa có cơ chế tuyển lựa ban lãnh đạo nhà trường thật công tâm, khi triển khai có vấn đề xảy ra sẽ có cớ cho người ta phủ nhận một chủ trương tốt” – PGS Trần Xuân Nhĩ trao đổi.

Cũng theo PGS Trần Xuân Nhĩ, giáo viên không có gì phải hoang mang, lo lắng mà nên cùng đồng lòng phấn đấu cho sự nghiệp giáo dục. Ông cho rằng, giáo viên có năng lực, ý chí phấn đấu‎, khẳng định được mình, sẵn sàng học tập vươn lên, hết lòng vì học sinh thậm chí sẽ vui vẻ đón nhận chủ trương này.

Liên quan đến vấn đề thu nhập giáo viên khi chuyển sang chế độ hợp đồng, PGS Trần Xuân Nhĩ đặt vấn đề học phí.

“ Theo tôi, việc học phí với phổ cập nên tách nhau ra, vì hiện nay kinh phí của nhà nước phục vụ giáo dục còn hạn chế, lương, đời sống giáo viên không được nhiều. Nhưng xã hội mình có ưu việt là sự ham học; cha mẹ học sinh, nhất là ở cấp 1, 2 còn ở độ tuổi lao động sung sức, nên có thể chi cho học tập của các con. Bên cạnh đó, nơi khó khăn như vùng sâu, xa, vùng núi, dân tộc, con em chính sách, người nghèo phải có chính sách miễn giảm học phí, thậm chí cấp học bổng.

Cả nước ta hiện chỉ có khoảng 15 – 17% là người dân tộc; hộ nghèo còn khoảng dưới 20%; nếu phải đóng học phí, khoảng 70% có thể đóng được học phí. Dùng học phí đó để miễn giảm, trao học bổng cho đối tượng học sinh chính sách, học sinh nghèo, học sinh dân tộc… và tăng lương, phụ cấp cho giáo viên. Có nghĩa là bài toán đó mình vẫn có thể giải được” – PGS Trần Xuân Nhĩ nêu quan điểm.

Hiếu Nguyễn (ghi)

Tin tiêu điểm

Đừng bỏ lỡ

Ảnh minh họa ITN.

Café chủ nhật: Cõi nhớ

GD&TĐ - Nắng đầu Đông yếu ớt hai ngày qua đã phải nhường chỗ cho đợt gió mùa tràn về.

Chuyên gia khuyến cáo bệnh nhân cao huyết áp nên ăn ít muối. (Ảnh: ITN)

Những cách tự nhiên giúp hạ huyết áp

GD&TĐ - Khi già đi, chúng ta cần đặc biệt chú ý đến huyết áp. Theo giới chuyên gia, chế độ ăn uống chắc chắn có hiệu quả trong việc kiểm soát huyết áp.

Văn khấn rằm tháng 11 âm lịch năm 2024

Văn khấn rằm tháng 11 âm lịch năm 2024

GD&TĐ - Theo truyền thống, vào ngày 15/11 âm lịch, các gia đình thường chuẩn bị lễ cúng gia tiên cùng bài văn khấn để nguyện cầu sức khỏe, bình an.