Bộ Công Thương: Giá thịt lợn tăng cao do nguồn cung thiếu hụt quá lớn

Bộ Công Thương: Giá thịt lợn tăng cao do nguồn cung thiếu hụt quá lớn

Theo ông Hoàng Anh Tuấn, nguyên nhân quan trọng và cơ bản nhất khiến giá thịt lợn ở mức cao trong thời gian qua là do nguồn cung thịt lợn sản xuất trong nước giảm, còn thiếu so với nhu cầu tiêu dùng, chế biến.

Do ảnh hưởng của bệnh dịch tả lợn Châu Phi nên việc tái đàn còn chậm, tổng sản lượng thịt lợn cung ứng ra thị trường trong Quý I năm 2020 ước đạt 811 nghìn tấn, giảm 19,3% so với cùng kỳ năm 2019 và giảm 17,3% so với cùng kỳ năm 2018.

Việc nhập khẩu đề bổ sung cho nguồn cung thiếu hụt của sản xuất trong nước chưa bảo đảm đúng tiến độ, kế hoạch đề ra. Chính phủ căn cứ trên cơ sở nguồn cung và nhu cầu sản xuất trong nước đã có chỉ đạo Bộ NN&PTNT phối hợp với các cơ quan chức năng thực hiện nhập khẩu 100 nghìn tấn thịt lợn trong Quý I. Tuy nhiên, tính đến 27.3.2020 mới chỉ thực hiện nhập khẩu được hơn 39 nghìn tấn.

Thưa ông, tại cuộc họp mới được Bộ NNPTNT tổ chức gần đây, dưới sự chủ trì của Phó Thủ tướng Chính phủ Trịnh Đình Dũng, 15 doanh nghiệp chăn nuôi lớn đã cam kết hạ giá lợn hơi xuống 70.000 đồng/kg, tại sao giá thịt lợn trên thị trường vẫn ở mức cao, không hạ?

- 15 doanh nghiệp chăn nuôi lợn đã cam kết giảm giá chỉ chiếm không quá 35% thị phần chăn nuôi trong nước. Như vậy, khoảng trên 65% thị phần còn lại thuộc về các doanh nghiệp không cam kết giảm giá, trong đó có nhiều cơ sở chăn nuôi nhỏ lẻ nằm rải rác khắp cả nước.

Hơn nữa, do dịch COVID-19, số lượng người bán hàng giảm, việc lưu thông hàng hóa gặp khó khăn hơn. Đồng thời, với việc thực hiện giãn cách xã hội, một bộ phận người tiêu dùng đã mua tích trữ thực phẩm trong đó có thịt lợn để hạn chế số lần đi chợ hoặc đề phòng trường hợp bị cách ly. Do vậy, giá thịt lợn đã tăng cục bộ tại một số nơi.

Qua trao đổi, một số thương nhân mua lợn thịt của công ty chăn nuôi lớn cho biết, bên cạnh giá mua 70.000 đồng/kg lợn hơi thì người mua phải trả thêm chi phí ngoài hóa đơn khoảng 10% (7.000-8.000 đồng/kg).

Tuy nhiên, tổng thể thị trường thì đa phần giá thịt lợn ổn định hoặc giảm nhẹ tại một số nơi, như Hà Nam giảm 5.000-10.000đ/kg.

Thưa ông, nhưng theo ý kiến của Bộ NNPTNT, vì qua quá nhiều khâu trung gian, nên giá thịt lợn bị đẩy lên cao, ông nghĩ gì về nhận định này?

- Mặt hàng thịt lợn, khâu trung gian có phần phức tạp hơn do cần qua các công đoạn sơ chế, chế biến đặc thù trước khi đến tay người tiêu dùng và đặc thù thói quen tiêu dùng thịt lợn “nóng” của người dân và việc tồn tại hệ thống lò giết mổ nhỏ lẻ, phân tán để cung cấp lợn thịt cho các chợ dân sinh.

Có thể nói, giá thịt lợn tăng dần theo 2 đường chính gồm: Một là chi phí tăng tại các khâu của chuỗi cung ứng và chi phí qua các công đoạn giết mổ.

Qua mỗi giai đoạn của chuỗi cung ứng thì giá lợn hơi/thịt lợn sẽ tăng trung bình khoảng 8-10% (lấy lãi suất vay ngân hàng làm thước đo) do mỗi công đoạn của chuỗi cung ứng thì những đối tượng tham gia đều có chi phí sản xuất và lợi nhuận tương đương.

Theo đó, từ doanh nghiệp chăn nuôi đến người tiêu dùng, giá lợn hơi từ 70.000 đồng/kg sẽ tăng lên khoảng 90.000-100.000 đồng/kg.

Qua quá trình giết mổ, pha lóc, từ 100kg lợn hơi chỉ thu được 55kg thịt lợn ăn được (gồm cả nạc và mỡ). Từ giá thành 70.000đ/kg lợn hơi, sau khi giết mổ thì chi phí 1kg thịt lợn thành phẩm (cả nạc và mỡ) sẽ thành 127.000 đồng/kg, không bao gồm chi phí tại các khâu trong chuỗi cung ứng.

Từ đó, chúng ta có thể thấy giá thịt lợn qua các công đoạn lưu thông và chế biến đến tay người tiêu dùng hiện nay theo đúng theo cơ chế thị trường và không phải do khâu trung gian đẩy giá lên cao.

- Xin cảm ơn ông!

Theo laodong.vn

Tin tiêu điểm

Đừng bỏ lỡ

Minh họa/INT

Lửa cháy đổ dầu thêm

GD&TĐ - Tổng giá trị gói viện trợ mới nhất Mỹ dành cho Ukraine được Hạ viện nước này phê chuẩn hôm 20/4 vừa qua là 60,84 tỷ USD.