Bình Nhưỡng dùng ngoại giao để phát triển chương trình hạt nhân?

GD&TĐ - Nhân viên tình báo quốc gia Mỹ về Triều Tiên cho biết Bình Nhưỡng đã nhất quán thực hiện chính sách vũ khí trong suốt 30 năm.

Chủ tịch Triều Tiên Kim Jong-un
Chủ tịch Triều Tiên Kim Jong-un

“Mọi sự can dự trong ngoại giao đều được thiết kế để đẩy mạnh chương trình hạt nhân chứ không phải tìm lối thoát… Tôi chỉ kêu gọi mọi người đừng để sự mơ hồ chiến thuật cản trở sự rõ ràng chiến lược về Triều Tiên mà chúng ta có” – Quan chức tình báo quốc gia Mỹ Sydney Seiler nói với Trung tâm Nghiên cứu Chiến lượng và Quốc tế.

Viên chức này cũng nói rằng lực lượng mà Triều Tiên tìm cách phát triển còn nhiều hơn những gì cần thiết đối với một quốc gia chỉ đơn giản là muốn được yên, đồng thời nhấn mạnh rằng “đó là nơi nguy cơ thực sự của việc không hành động xuất hiện”.

Trước đó, Thư ký báo chí Nhà trắng Ken Psaki nói rằng chính quyền ông Biden sẽ hợp tác chặt chẽ với các đối tác trong khu vực để “răn đe” Bình Nhưỡng. Theo báo cáo của Reuters, chính quyền ông Biden có khả năng sẽ tiếp tục sử dụng các biện pháp trừng phạt ngoại giao đối với các đối thủ của Mỹ, bao gồm Triều Tiên.

Về mặt kỹ thuật, Mỹ vẫn chiến tranh với Triều Tiên vì chiến tranh Triều Tiên 1950-1953 chỉ kết thúc bằng lệnh ngừng bắn chứ không phải hiệp ước hòa bình vĩnh viễn. Năm 2018, 2 miền Triều Tiên đã ký tuyên bố lịch sử chấm dứt chiến tranh, tuy nhiên, mối quan hệ đã nguội lạnh đáng kể từ đó.

Theo Sputnik

Tin tiêu điểm

Hệ thống HIMARS của Ukraine sẽ được sử dụng để phóng ATACMS.

Canh bạc nguy hiểm với ATACMS

Thế giới
GD&TĐ - Theo chuyên gia quân sự kỳ cựu Nga, Andrey Koshkin, hệ thống phòng thủ nhiều tầng của Moscow luôn sẵn sàng đánh chặn mọi tên lửa, kể cả ATACMS tầm xa.

Đừng bỏ lỡ