Biện pháp nâng cao hiệu quả liên kết đào tạo

Để nâng cao hiệu quả liên kết đào tạo giữa nhà trường và doanh nghiệp cần có các biện pháp phù hợp, cụ thể của từng trường đào tạo với các doanh nghiệp liên kết. 

Biện pháp nâng cao hiệu quả liên kết đào tạo

Đó là công việc của nhà trường và doanh nghiệp phải thực hiện trong từng mối quan hệ liên kết với nhau. 

Tuy vậy, trong khuôn khổ hội thảo và ở bài viết này chúng tôi xin đề xuất các biện pháp chung về nâng cao hiệu quả liên kết đào tạo giữa nhà trường và doanh nghiệp. Vì vậy biện pháp là có tính tham khảo.

Các hình thức liên kết đào tạo giữa nhà trường và doanh nghiệp

Có nhiều hình thức liên kết đào tạo giữa nhà trường và doanh nghiệp. Trong thực tiễn thường có 6 hình thức cơ bản theo sơ đồ sau:

- Thực hành, thực tập: Là hình thức liên kết thường xuyên giữa nhà trường và doanh nghiệp thực hiện qui trình đào tạo.

- Tuyển dụng sau đào tạo: Là hình thức liên kết giữa người cung ứng và người sử dụng lao động.

- Tuyển dụng trước đào tạo sau: Doanh nghiệp tuyển dụng công nhân và gửi cho nhà trường liên kết đào tạo theo yêu cầu.

- Tổ chức đào tạo, bồi dưỡng tập trung tại doanh nghiệp: Doanh nghiệp tổ chức cập nhật, bồi dưỡng tay nghề, kiến thức cho công nhân doanh nghiệp mình và mời nhà trường đến truyền đạt, chuyển giao.

- Xây dựng điều chỉnh chương trình đào tạo: Nhà trường giới thiệu qui trình, mục tiêu đào tạo, doanh nghiệp góp ý điều chỉnh bổ sung theo yêu cầu sử dụng lao động.

- Hỗ trợ đào tạo: Doanh nghiệp có những hình thức hỗ trợ đào tạo như hỗ trợ cơ sở vật chất, tham quan nơi sản xuất, báo cáo chuyên đề, cấp học bổng cho học sinh, sinh viên…

Nhà trường và doanh nghiệp có thể liên kết thực hiện một hay nhiều các hình thức nói trên. Tùy theo nhu cầu liên kết.

Quá trình thực hiện sẽ có hợp đồng, cam kết, bản ghi nhớ để có tính pháp lý cho liên kết và thống nhất các biện pháp tổ chức quản lý rõ ràng phù hợp để thực hiện.

 Các biện pháp nâng cao hiệu quả liên kết đào tạo

1/ Chuyển đổi mạnh mẽ nhận thức, xây dựng năng lực thực hiện phương châm: " Nhà trường đào tạo cái xã hội cần chứ không đào tạo cái nhà trường có" .

Biện pháp thực hiện như sau:

Thứ nhất là tiếp tục làm chuyển đổi nhận thức, đổi mới tư duy về vai trò của nhà trường trong đào tạo, nhất là trong các cấp lãnh đạo nhà trường. Thứ hai là tập huấn, bồi dưỡng xây dựng được năng lực của nhà trường đủ điều kiện đáp ứng yêu cầu của phương châm khi phát hiện nhu cầu của xã hội, cái mà xã hội và doanh nghiệp cần trong đào tạo cho dù đó là một yếu tố mới bổ sung trong chuẩn đầu ra của một nghề hay cần phải mở ra một ngành nghề mới.

2/ Xây dựng mối quan hệ thường xuyên giữa nhà trường với doanh nghiệp liên kết.

Thường xuyên, định kỳ có tiếp xúc tìm hiểu nhu cầu, mong muốn của doanh nghiệp trong thực hiện liên kết đào tạo để xây dựng chuẩn đầu ra vừa đáp ứng yêu cầu chung của chuẩn vừa có thể đáp ứng các yêu cầu riêng của doanh nghiệp trong liên kết. Thực hiện quy trình, hội thảo lấy ý kiến doanh nghiệp cho cải tiến chương trình đào tạo có liên quan đến nội dung liên kết.

3/ Nâng cao trách nhiệm, đảm bảo quyền lợi hai bên trong thực hiện liên kết.

Thực hiện nghiêm túc hợp đồng, cam kết trách nhiệm của mỗi bên, điều chỉnh, xử lý kịp thời các bất hợp lý nảy sinh đảm bảo cho mỗi bên thực hiện đúng trách nhiệm, tôn trọng và đảm bảo quyền lợi của các bên như cam kết

4/ Đánh giá kết quả, đúc kết kinh nghiệm trong thực hiện liên kết.

Định kỳ hoặc khi cần thiết cần có đánh giá, đúc kết kinh nghiệm để cải tiến, điều chỉnh, mở rộng phạm vi liên kết.

Các biện pháp nêu trên hợp thành hệ thống nâng cao hiệu quả liên kết đào tạo giữa nhà trường và doanh nghiệp. Các biện pháp có mối quan hệ tương tác nhau, trong đó, biện pháp 1 có vai trò quan trọng hàng đầu, biện pháp 3 là biện pháp trung tâm, động lực của liên kết có vai trò làm cho liên kết tồn tại, phát triển. Các biện pháp 2 và 4 là những biện pháp bổ trợ thức đẩy, bổ sung cho các biện pháp trong hệ thống.

Theo Sở GD&ĐT Tiền Giang

Tin tiêu điểm

Đừng bỏ lỡ

Minh họa/INT

Nền tảng cho giai đoạn phát triển mới

GD&TĐ - Năm 2025 là năm về đích của kế hoạch phát triển KTXH giai đoạn 2021 - 2025 nên mục tiêu về tốc độ tăng trưởng được Chính phủ đặt ra khá cao.