Biến nước biển thành nước ngọt bằng năng lượng mặt trời

GD&TĐ - Có tới 2,2 tỷ người trên thế giới không được tiếp cận với các dịch vụ nước sạch. Trong khi đó biển lại bao phủ 71% diện tích Trái đất. Làm sao biến nước mặn ở các đại dương thành nước có thể dùng, câu trả lời đã có mặt tại một thị trấn nhỏ ở Kenya.

Dự án khử mặn bằng năng lượng mặt trời của GivePower ở Kiunga, Kenya cần khoảng 500.000 USD để xây dựng.
Dự án khử mặn bằng năng lượng mặt trời của GivePower ở Kiunga, Kenya cần khoảng 500.000 USD để xây dựng.

Nhà máy xử lý nước bằng năng lượng mặt trời do tổ chức phi chính phủ GivePower phát triển. Thử nghiệm ban đầu cho thấy có hiệu quả trong việc cải thiện cuộc sống của người dân ở Kiunga - một thị trấn nhỏ ở Kenya.

GivePower đang tìm cách nhân rộng công nghệ này ra những nơi khác trên thế giới.

Niềm vui của người dân Kenya khi được dùng nước sạch.

Theo một báo cáo của tổ chức Quỹ Nhi đồng Liên Hợp Quốc và Tổ chức Y tế thế giới, cứ 3 người thì có 1 người không được tiếp cận với nước uống. Tỷ lệ này còn tồi tệ hơn ở vùng Sahara, châu Phi.

Đó là lý do tại sao nơi đây được chọn để lắp đặt hệ thống năng lượng mặt trời trên đầu tiên nhằm biến nước mặn của Ấn Độ Dương thành nước uống sạch.

Thông thường một nhà máy khử muối sẽ tiêu thụ lượng điện khá cao và quá trình này rất tốn kém. Nó cũng chỉ hoạt động được ở các khu vực có đủ cơ sở để sản xuất và năng lượng.

Một giếng nước bẩn ở Kiunga.

GivePower đã giải quyết vấn đề này bằng cách sử dụng một công nghệ có tên “trang trại nước chạy bằng năng lượng mặt trời”, trong đó bao gồm việc lắp đặt các tấm panel mặt trời có thể tạo ra 50kW năng lượng, pin Tesla hiệu suất cao để lưu trữ năng lượng đó và 2 chiếc bơm hoạt động 24 giờ/ngày.

Hệ thống trên có thể tạo ra nước uống cho 35.000 người mỗi ngày. Thêm vào đó, chất lượng nước tốt hơn so với nước từ nhà máy khử mặn thông thường. Đặc biệt, nó không có tác động xấu tới môi trường.

Có nguồn nước sạch sẽ giúp người dân ít bệnh tật vì dùng nước bẩn.

Sau mùa mưa, Kiunga trở thành khu vực hạn hán khắc nghiệt và 3.500 cư dân ở đây buộc phải đi rất xa để lấy nước. Theo trang tin Brightside, nguồn nước duy nhất mà họ có là từ một cái giếng mà động vật cũng dùng để tắm, do đó rất bẩn và nhiều ký sinh trùng gây bệnh.

Trước thực trạng trên, GivePower bắt đầu lắp đặt các tấm pin mặt trời ở 2.500 trường học, doanh nghiệp và dịch vụ khẩn cấp ở 17 quốc gia. Họ đang gây quỹ để huy động tiền xây dựng thêm các “trang trại nước chạy bằng năng lượng mặt trời” nhằm cải thiện sức khỏe cho người dân và kích hoạt lại nền kinh tế ở những nơi bị ảnh hưởng do hạn hán.

Một phụ nữ Kiunga đang giặt quần áo bằng nước mặn.
  Một phụ nữ Kiunga đang giặt quần áo bằng nước mặn.
Theo Thinking Humanity

Tin tiêu điểm

Đừng bỏ lỡ

Năng lực sản xuất vũ khí của Nga tăng đáng kể kể từ khi Moscow bắt đầu chiến dịch quân sự ở Ukraine.

Cảnh báo gây sốc khi kho vũ khí EU tụt hậu

GD&TĐ -Tổ hợp công nghiệp quân sự của Nga đã tăng cường sản xuất vũ khí kể từ khi bắt đầu chiến dịch quân sự ở Ukraine, xóa bỏ mọi dấu hiệu thiếu hụt.