Theo các chuyên gia, còn quá sớm để khẳng định những biến thể này sẽ tạo ra một đại dịch mới trong đại dịch, tuy nhiên, ở các quốc gia như Anh, Nam Phi, Brazil, Ireland, Bồ Đào Nha và Israel, đã sửa đổi những động thái của các đợt bùng phát mới nhất trong bối cảnh dịch bệnh diễn biến xấu hơn.
Bộ ba biến chủng của virus SARS-CoV-2 hiện tại là: (1) B.1.1.7 (được mô tả lần đầu ở Anh; Rambaut 2020); (2) B.1.351 (được mô tả lần đầu ở Nam Phi; Tegally 2020); (3) P.1 (được mô tả lần đầu ở Brazil; Faria 2021)
Đáng chú ý, mặc dù những biến thể này phát triển độc lập ở những nơi khác nhau trên toàn cầu, chúng có chung những đột biến chính liên quan đến liên kết thụ thể. Sự tiến hóa của virus này là một quá trình bình thường được biết đến từ các coronavirus theo mùa (Wong AHM 2017, Eguia 2020, Kistler 2020) và gần đây đã được nhân bản trong ống nghiệm (Zahradnik 2020).
Quá trình tiến hóa hội tụ cho thấy rằng dưới áp lực ngày càng có nhiều người đã có kháng thể chống lại SARS-CoV-2, virus đang phát triển một cấu hình hoàn hảo hơn.
Các đột biến biến thể có thể ảnh hưởng đến đại dịch Covid-19 theo nhiều cách: Tăng khả năng lây truyền; Tăng mức độ nghiêm trọng của bệnh; Giảm thiểu khả năng bảo vệ khỏi sự lây nhiễm SARS-CoV-2 trước đó; Giảm phản ứng với vắc xin; Giảm đáp ứng với các kháng thể đơn dòng.
Tỷ lệ lây truyền cao hơn sẽ dẫn đến nhiều ca mắc Covid-19 hơn, làm tăng số người bệnh cần chăm sóc lâm sàng, làm trầm trọng thêm gánh nặng cho hệ thống chăm sóc sức khỏe vốn đã căng thẳng và cuối cùng dẫn đến nhiều ca tử vong hơn (Galloway 2020).
Do đó, sự gia tăng khả năng lây truyền của các biến thể mới có thể đòi hỏi phải thực hiện nghiêm ngặt hơn các biện pháp tiêm chủng và các giải pháp giảm thiểu sự lây lan (như giữ khoảng cách, đeo khẩu trang, vệ sinh tay…) để kiểm soát sự lây truyền của SARS-CoV-2. Những biện pháp này sẽ hiệu quả hơn nếu chúng được thiết lập sớm hơn.