Biển Chết có khả năng biến mất hoàn toàn

Mực nước Biển Chết đang giảm xuống với tỷ lệ khoảng một mét mỗi năm mà nguyên nhân chính là do các hoạt động của con người.
Biển Chết có khả năng biến mất hoàn toàn

Nhóm các nhà môi trường học EcoPeace Middle East cho biết mực nước Biển Chết, hồ nước muối nằm trên biên giới giữa Bờ Tây, Israel và Jordan, đang giảm tới mức báo động với tỷ lệ khoảng một mét mỗi năm.

Biển Chết là một trong những hồ nước mặn nhất thế giới với độ mặn khoảng 34%. Do quá trình thu hẹp trong những năm gần đây, nước hồ đang ngày càng mặn hơn.

Hồi đầu tháng 11, gần 30 người trên khắp thế giới đã bơi khoảng 15 km trên Biển Chết, từ Jordan tới Israel, để tăng cường nhận thức của cộng đồng về tình trạng mực nước giảm dần. Họ đeo mặt nạ bảo vệ mắt và miệng nhưng một người tham gia vẫn mô tả trải nghiệm này "giống như axit đang đốt cháy nhãn cầu của bạn".

"Nó là môi trường khắc nghiệt đối với những người sống tại đây hay tới đây. Nước hồ rất mặn, nếu bạn nếm thử, nó không còn là nước muối mà có vị như chất độc", Moritz Küstner, một nhiếp ảnh gia, nhận xét.

Hoạt động của con người là nguyên nhân chính dẫn tới tình trạng này. "Không phải một quốc gia mà cả khu vực đang hủy hoại Biển Chết", Küstner nói.

Biển Chết lấy nước từ những nguồn nước tự nhiên khác xung quanh nó. Tuy nhiên, trong những năm 1960, nhiều nguồn nước đã bị chuyển hướng, chẳng hạn việc Israel xây dựng một đường ống dẫn để cung cấp nước trên toàn quốc.

bien-chet-co-kha-nang-bien-mat-hoan-toan-1

Hoạt động của con người là nguyên nhân chính khiến lượng nước trong hồ giảm.

"Ngành công nghiệp khai thác khoáng chất cũng là lý do làm giảm mực nước", một chuyên gia cho biết.

Các khoáng chất của Biển Chết được cho là có thể chữa nhiều loại bệnh, thường được sử dụng trong mỹ phẩm và các sản phẩm tiêu dùng khác.

Ngoài ra, một nguyên nhân khác đó là khí hậu khô, nóng của Trung Đông khiến vùng hồ gặp khó khăn trong việc tự bổ sung nước.

Năm ngoái, Israel và Jordan đã ký thỏa thuận trị giá 900 triệu USD với mục đích ổn định mực nước của Biển Chết. Họ dự kiến đào một con kênh nối từ Biển Đỏ tới đây, cung cấp nước cho cả hai quốc gia và bơm khoảng 300 triệu m3 nước mỗi năm vào Biển Chết.

Con kênh dự kiến hoàn thành trong ba năm và hiệu quả của nó sẽ cần nhiều thời gian kiểm chứng.

Theo VnExpress
Vi tảo có khả năng xử lý nước thải với giá thành rẻ.

Xử lý nước thải bằng vi tảo

GD&TĐ - Nuôi cấy vi tảo để chúng tự sinh sôi, sử dụng các chất ô nhiễm làm thức ăn… là công nghệ xử lý nước thải sinh học an toàn.
Bản in sách giáo khoa nổi cho người khiếm thị.

Sách giáo khoa hình cho người khiếm thị

GD&TĐ - Quy trình công nghệ của ĐHQG TPHCM, giúp các đơn vị nuôi dạy học sinh khiếm thị thuận tiện hơn trong việc chế bản sách giáo khoa dạng chữ nổi.
Nếu không có lớp mạ, kim loại như sắt, thép rất dễ bị gỉ sét và nhanh hỏng hóc.

Lớp mạ an toàn chống ăn mòn thép

GD&TĐ - TS Phạm Thị Năm và cộng sự vừa bảo vệ nghiệm thu xuất sắc đề tài 'Nghiên cứu chế tạo hệ bảo vệ đa lớp cho thép trên cơ sở kẽm và hợp kim kẽm'.
Cá nóc chứa nhiều dưỡng chất để sản xuất thực phẩm chức năng.

Thực phẩm chức năng từ cá nóc

GD&TĐ - Syrup từ cá nóc dùng cho trẻ bị suy dinh dưỡng, viên nang giúp cải thiện cân nặng, hỗ trợ rối loạn chuyển hóa lipid máu...
ThS Nguyễn Trọng Minh - Giám đốc Công ty CP Công nghệ GRAC giới thiệu về công nghệ tại hội thảo.

Quản lý rác thải bằng công nghệ số

GD&TĐ - Thay vì quản lý và thu gom rác cách truyền thống, có thể ứng dụng CN 4.0 xây dựng mạng lưới quản lý và thanh toán online bằng phần mềm Grac.