Biến bầu trời đêm thành biển quảng cáo khổng lồ

Thử tưởng tượng xem một ngày nào đó bạn nhìn lên Mặt Trăng vào một đêm mùa hè và thấy một bầu trời đầy sao cùng một tấm biển quảng cáo khổng lồ. Đó là hình dung của một start-up Nga trong tương lai không xa.

Biến bầu trời đêm thành biển quảng cáo khổng lồ
Start-up Nga tính biến bầu trời đêm trở thành biển quảng cáo khổng lồ cho các nhãn hàng - Ảnh 1.

Theo đó công ty sẽ giới thiệu các bảng quảng cáo khổng lồ, phát sáng, được tạo nên từ mạng lưới các vệ tinh có kích thước tương một chiếc hộp có tên CubeSats.

Những vệ tinh này sẽ quay quanh quỹ đạo thấp của Trái Đất ở độ cao 400-500km.

Sau đó, vệ tinh sẽ sử dụng các tấm phim phản chiếu Mylar có đường kính khoảng 9,1 mét để phản chiếu ánh sáng mặt trời và tạo ra một ma trận điểm ảnh trên không trung. Quảng cáo sẽ chỉ hiển thị vào ban đêm khi mọi người có thể ngắm nhìn chúng trên bầu trời.

Công ty hiện đã chế tạo thành công nguyên mẫu CubeSat và sẽ sớm thử nghiệm quảng cáo trên bầu trời trong năm tới.

Trưởng nhóm dự án StartRocket, ông Vlad Sitnikov chia sẻ: "Chúng tôi hoạt động dựa vào các thương hiệu và sự kiện. Ví dụ như Super Bowl, Coca Cola, Brexit, the Olympics, Mercedes, FIFA, Supreme và bức tường biên giới giữa Mỹ và Mexico". Nói cách khác, quảng cáo và giải trí sẽ là trọng tâm khai thác của công ty.

Start-up Nga tính biến bầu trời đêm trở thành biển quảng cáo khổng lồ cho các nhãn hàng - Ảnh 2.
Start-up Nga tính biến bầu trời đêm trở thành biển quảng cáo khổng lồ cho các nhãn hàng - Ảnh 3.
Start-up Nga tính biến bầu trời đêm trở thành biển quảng cáo khổng lồ cho các nhãn hàng - Ảnh 4.

Tuy nhiên không phải tất cả mọi người đều đồng ý với cách quảng cáo trên bầu trời như vậy. Các chuyên gia cho rằng, biểu ngữ và banner quảng cáo trên trời có thể ảnh hưởng đến khả năng theo dõi và nghiên cứu vũ trụ.

Bên cạnh đó, vệ tinh sau khi hết nhiên liệu sẽ trở thành rác không gian và gây gián đoạn quy trình kết nối với các vệ tinh khác ngoài không gian, thậm chí gây nguy hiểm cho an toàn hàng không.

John Crassidis, giáo sư kỹ thuật cơ khí và hàng không vũ trụ tại Đại học Buffalo chia sẻ với trang NBC News: "Việc đưa quá nhiều vệ tinh lên quỹ đạo của Trái Đất sẽ gia tăng nguy cơ va chạm giữa các vệ tinh. Vấn đề lớn nhất là việc những vật thể này có thể trở thành rác không gian. Trong khi đó, nó chẳng đem lại lợi ích nào đáng kể ngoài quảng cáo. Tôi không đồng tình lắm với dự án này".

Nhà nghiên cứu thiên văn học John Barentine chia sẻ với Astronomy.com cho biết, vệ tinh của công ty StartRocket sẽ đe dọa đến công tác nghiên cứu thiên văn học từ mặt đất. Mỗi một tia sáng di chuyển trên bầu trời đêm có thể cản trờ khả năng thu thập photon từ vũ trụ.

Mặc dù vậy trưởng nhóm dự án Sitnikov không mấy bận tâm đến những chỉ trích của cộng đồng thiên văn học thế giới. Ông thậm chí còn thách thức rằng, quảng cáo trên không gian là điều dĩ nhiên và sẽ không thể tránh khỏi.

Tuy khả thi về mặt kỹ thuật và ý tưởng nhưng dự án Orbital Display vẫn đang vấp phải rào cản pháp lý.

Theo Infonet

Tin tiêu điểm

Đừng bỏ lỡ