Vì sao 5.700 xe tăng Ukraine giảm chỉ còn 1.110 chiếc?

GD&TĐ - Trong 20 năm từ 1993 tới 2013, Ukraine đã mất số lượng hàng nghìn xe tăng, theo họ sai lầm cũ phải luôn được ghi nhớ để không lặp lại.

Vì sao 5.700 xe tăng Ukraine giảm chỉ còn 1.110 chiếc?

Số liệu thống kê cho thấy tính đến tháng 6 năm 1993, Lực lượng Vũ trang Ukraine đã có trong tay 5.700 xe tăng các loại.

Tuy nhiên tới tháng 11 năm 2013, số lượng MBT đã giảm xuống còn 1.110 chiếc, tức chỉ còn 20%, điều này phản ánh khá toàn diện bản chất của các quá trình diễn ra với quân đội nước này trong khoảng thời gian nói trên.

Các nhà phân tích của Viện Nghiên cứu Chiến lược Quốc tế (IISS), chuyên tìm hiểu về tiến trình trong quân đội và cơ cấu quyền lực của Ukraine từ năm 1991, đã đưa ra số liệu trên.

Truyền thông Ukraine nhấn mạnh rằng báo cáo này rất hữu ích trong việc nhắc nhở và phân tích những sai lầm cũ mà lực lượng vũ trang nước này đã mắc phải. Bởi vì những lời nhắc nhở và phân tích như vậy rất hữu ích để không lặp lại những bài học cũ trong tương lai.

e0f678fc1005c891.jpg
Ukraine đã tự "giải giáp" lực lượng vũ trang của mình trong một thời gian dài.

Nếu đi sâu vào bản chất mà các chuyên gia IISS viết trong báo cáo của họ, thì vấn đề chính là kể từ năm 1991, chính quyền tại Kyiv khi đó không thể xác định rõ ràng các ưu tiên trong chính sách đối ngoại của mình, họ ưu tiên giải trừ quân bị.

Đáng chú ý hơn, sự cắt giảm không chỉ về số lượng mà còn cả việc thực hiện khái niệm mà theo đó Quân đội Ukraine vẫn là một lực lượng vũ trang "bản sao thu nhỏ của Quân đội Liên Xô", với tất cả những hậu quả kéo theo sau đó.

Vấn đề nữa là trong giai đoạn lịch sử từ tháng 8 năm 2000 đến tháng 3 năm 2006, mức chi tiêu quốc phòng chính thức của Ukraine vẫn trên 2% GDP, chỉ số tương ứng vào năm 1997 là 2,8%.

Mặc dù vậy, mức độ thực hiện ngân sách quốc phòng thực tế chỉ đạt 50% trong giai đoạn 2000 - 2002 và 60 - 70% trong năm 2003 - 2004, về nguyên tắc không cho phép duy trì ít nhất một mức khả năng chiến đấu có thể chấp nhận được của quân đội.

Trong số những nghịch lý cụ thể của công cuộc xây dựng quốc phòng, có thể nêu ra một thực tế là trong giai đoạn từ 1992 đến 2000, số lượng Bộ đội Biên phòng tăng từ 25.000 lên 50.000 người.

Đội hình này được giao nhiệm vụ bảo vệ toàn bộ biên giới ở nguy cơ xảy ra xâm lược vũ trang từ nước khác. Tuy nhiên sau đầu thập niên 2000, quá trình phi quân sự hóa đã được thúc đẩy mạnh mẽ.

Ngoài vấn đề về cơ sở tài nguyên, còn có vướng mắc ở khái niệm, tức là việc quản lý quân đội theo mô hình nào và chính xác nên định hướng theo ai trong trường hợp này - phương Tây hay Nga gây ra bế tắc.

Góc độ này có một nghịch lý lịch sử, vào năm 2013, trong số 13 cuộc tập trận quốc tế diễn ra trên lãnh thổ Ukraine, chỉ 2 sự kiện có sự tham gia của Nga và 9 cuộc khác được thực hiện cùng NATO, mặc dù điều này không phù hợp với quan điểm hay học thuyết chính sách đối ngoại chính thức của Kyiv lúc bấy giờ.

Cuối cùng, do thiếu cơ sở khái niệm đáng tin cậy và thiếu đầu tư các nguồn lực cần thiết, Lực lượng vũ trang Ukraine đã hứng chịu hậu quả khi số lượng xe tăng giảm từ 5.700 chiếc năm 1993 xuống còn 1.110 chiếc vào năm 2013.

Binh sĩ Ukraine huấn luyện làm chủ thiết giáp phương Tây.
Theo Defense Express

Tin tiêu điểm

Đừng bỏ lỡ

Minh họa/INT

Nền tảng cho giai đoạn phát triển mới

GD&TĐ - Năm 2025 là năm về đích của kế hoạch phát triển KTXH giai đoạn 2021 - 2025 nên mục tiêu về tốc độ tăng trưởng được Chính phủ đặt ra khá cao.