Trong “Hướng dẫn chế độ ăn uống của Trung Quốc” năm 2016 khuyến nghị người lớn nên ăn 280g đến 525g cá mỗi tuần để có sức khỏe tốt.
Có rất nhiều câu nói về việc ăn cá như “ăn đầu cá bổ não”, “ăn mắt cá giúp mắt sáng”, “ăn mật cá giúp giải nhiệt”… tuy nhiên, cũng chính vì những hiểu lầm này, mà có người suýt mất mạng.
Ông Châu trước khi nhập viện có triệu chứng đau bụng, buồn nôn, da vàng... và bị chuẩn đoán là ngộ độc.
Gần đây, ông Châu năm nay 50 tuổi (ở thành phố Chu Hải, Quảng Đông, Trung Quốc) cho biết, 2 ngày trước ông bị đau bụng, buồn nôn, da biến đổi thành màu vàng.
Ông Châu được chuyển đến Bệnh viện nhân dân tỉnh Quảng Đông để điều trị. Sau khi tìm hiểu chi tiết về lịch sử bệnh và kiểm tra đánh giá chi tiết, xác định nguyên nhân là do bệnh nhân đã ăn mật cá trắm cỏ sống gây tổn thương gan thận nghiêm trọng.
Chỉ số men gan (transaminase) vượt quá 2000 IU/L, creatinin vượt quá 700umol/l, vượt quá giá trị bình thường và gây xuất huyết tiêu hóa.
Sau khi chẩn đoán rõ ràng, bệnh nhân bị ngộ độc mật cá, suy đa tạng (gan, thận, tim) và chảy máu đường tiêu hóa cấp, các bác sĩ đã tiến hàn lọc máu khẩn cấp, đồng thời vẫn phải bảo vệ các cơ quan nội tạng và tăng cường sự trao đổi chất.
Trải qua 10 ngày điều trị tại EICU, bệnh tình của người bệnh dần dần ổn định, chỉ số máu và chức năng gan thận cũng được cải thiện.
Thủ phạm gây ngộ độc của ông Châu chính là mật cá trắm.
Sau khi tình trạng của bệnh nhân dần ổn định, ông được chuyển sang phòng chăm sóc đặc biệt. Trước mắt chức năng gan đã trở lại bình thường, chức năng thận đang vào giai đoạn được phục hồi.
Tại sao mật cá có sự tàn sát lớn như vậy?
Bác sĩ tại Bệnh viện nhân dân tỉnh Quảng Đông cho biết: Sau khi ăn mật cá, bệnh nhân trúng độc thường xuất hiện các phản ứng sớm nhất và nhiều nhất là ở đường tiêu hóa như buồn nôn, nôn ói, tiêu chảy.
Nghiêm trọng hơn có thể dẫn đến tán huyết cấp tính, máu trong phân và chảy máu da, thậm chí có thể dẫn đến tử vong.
Mật cá có chứa các hợp chất độc hại như axit cholic và axit hydrocyanic, bất luận là nuốt sống hay nấu chín, chất độc không dễ bị phá vỡ, nếu ăn phải sẽ gây ra mức độ trúng độc khác nhau.
Bác sĩ cảnh báo các loại cá mua trên thị trường thường thấy như cá trắm cỏ, trắm đen, cá mè, cá diếc, mật đều có độc. Hầu hết mật các loại cá đều có động tính, mức độ nặng nhẹ khác nhau, tuy nhiên độc tính của mật cá thường thấy đều tương đối nặng.
Từ quan điểm y học kiến nghị, tất cả mọi người đều không được ăn mật cá.
Ngộ độc mật cá có thể gây suy đa tạng, đe dọa tính mạng.
Sách y học Trung Quốc cổ đại có ghi chép về việc sử dụng mật cá, nhưng nó được yêu cầu khi sử dụng: Mật cá nên kết hợp với các loại thuốc khác, và nó được sử dụng như một loại thuốc bôi thay vì uống trực tiếp.
Ngay cả khi muốn sử dụng mật cá như một loại thuốc để điều trị, cũng cần phải có sự hướng dẫn của bác sĩ. Nếu khi làm cá vô tình đánh vỡ mật cá, cá cần phải được làm sạch nhiều lần trước vòi nước, trước khi cho cá vào nấu.
Ngoài ra bộ phận dưới đây của cá cũng không nên ăn
Ăn não cá dễ có nguy cơ nhiễm kim loại nặng.
Não cá: Thực ra đầu cá cũng có chất dinh dưỡng, bởi chúng có hàm lượng DHA giúp phát triển trí não, vì vậy nhiều người thích ăn đầu cá.
Nhưng ăn não cá sẽ có nguy cơ bị nhiễm độc kim loại nhất là các loại cá sống ở tầng đáy cao hơn so với cá tầng mặt. Mức độ nhiễm độc kim loại và thủy ngân sẽ tăng lên nếu như cá đó sống trong điều kiện bị ô nhiễm.
Ăn cá có nhiễm thủy ngân sẽ tích tụ trong cơ thể và ảnh hưởng tới sức khỏe đặc biệt là gan.
Ruột cá cũng có thể chế biến thành món ngon, nhưng cũng khuyến cáo không ăn bởi dễ nhiễm ký sinh trùng.
Ruột cá: Hiện nay, có rất nhiều người thích ăn ruột cá. Tuy nhiên, ruột cá cũng là cơ quan chứa nhiều độc tố, nhiễm những loại vi sinh vật sống dưới nước (trứng sán, trứng giun và giun xoắn).
Nếu ăn ruột cá nhiễm ký sinh trùng khi bị nhiễm vào cơ thể có thể gây hại cho gan và một số cơ quan khác.