“Cải tiến liên tục” đối với Cô Gái Hà Lan không chỉ đơn giản là thay đổi bao bì, thêm chất này, bớt chất kia hay chỉ diễn ra trong phòng thí nghiệm. Tất cả đều xuất phát từ việc nghiêm túc lắng nghe nhu cầu của người dùng để có thể đưa ra những cải tiến ý nghĩa và thực tế nhất.
Gần 3 thế kỷ không ngừng cải tiến
Được gây dựng từ thế kỷ 19, thương hiệu sữa CGHL với lịch sử phát triển trải dài qua 3 thế kỷ, trở thành di sản đại thụ của ngành sữa thế giới và vững vàng vươn lên top 4 toàn cầu. Điều này chứng tỏ rằng trong kinh doanh, nhiều doanh nghiệp đã hàng trăm năm tuổi vẫn "càng già càng cay".
Cải tiến, hai chữ nói thì dễ, nhưng để ứng dụng sâu sát vào toàn bộ quá trình sản xuất lại không đơn giản, đặc biệt với doanh nghiệp quy mô 19.000 nông dân thành viên, 24.000 nhân viên, có trụ sở tại 34 quốc gia, sản phẩm hiện diện tại 100 quốc gia.
Để làm được điều này, CGHL đầu tư đến 80 triệu euro vào hoạt động nghiên cứu và phát triển sản phẩm hằng năm. Là nòng cốt của sự cải tiến liên tục, gần 500 chuyên viên tại 2 trung tâm R&D ở Hà Lan và Singapore đang ngày đêm thực hiện các nghiên cứu nền tảng về sữa và sản xuất.
Bên cạnh đó, CGHL cũng đã xây dựng và cải tiến liên tục Bộ tiêu chí dinh dưỡng toàn cầu (Global Nutritional Standards) để đảm bảo các thành phần dinh dưỡng chuẩn trong mỗi hộp sữa dù ở bất kỳ nơi đâu. Ngoài ra, ở 64 nhà máy khắp toàn cầu, bao gồm Việt Nam, hãng lại có đội ngũ R&D làm nhiệm vụ địa phương hóa sản phẩm để phù hợp nhất với nhu cầu dinh dưỡng và khẩu vị bản địa.
Với nỗ lực bền bỉ và đầu tư to lớn, tập đoàn chủ quản của Cô Gái Hà Lan đã tăng từ hạng 8 (2016) lên hạng 4 (2018) trong danh sách 22 tập đoàn dinh dưỡng và thực phẩm lớn nhất thế giới, có đóng góp vào việc phát triển, cải thiện dinh dưỡng toàn cầu của Quỹ tiếp cận Dinh dưỡng (Access to Nutrition Foundation).
Cải tiến liên tục “từ đồng cỏ đến ly sữa”
Triết lý “cải tiến liên tục” không chỉ diễn ra xuyên suốt trải dài 3 thế kỷ mà còn là quá trình cải tiến đồng bộ từ đồng cỏ đến ly sữa. Có thể ví hành trình tạo ra ly sữa Cô Gái Hà Lan là cuộc chạy đua tiếp sức mà ở đó, mỗi cá nhân từ người nông dân và nhân viên thú y, đội ngũ nghiên cứu và phát triển sản phẩm (R&D) hay nhân sự nhà máy đều ý thức cao nhất với việc mình làm. Tất cả đều là một mắt xích quan trọng.
Điều này được thể hiện rõ qua “di sản” chuẩn FoQus – quy chuẩn kiểm soát chất lượng sữa nghiêm ngặt được ví như “chiếc ô” bao trùm toàn bộ quy trình sản xuất sữa từ việc chọn lọc ngọn cỏ, dòng nước bò uống đến tạo ra ly sữa chất lượng cao trên tay hàng tỷ trẻ em khắp thế giới.
Đặc biệt, FoQus là một tiêu chuẩn mở, thường xuyên được đánh giá và cập nhật. “FoQus luôn biến đổi vì việc cải thiện và chia sẻ kiến thức, kinh nghiệm là một phần không thể thiếu của hệ thống này”, ông Roel Van Neerbos - Chủ tịch Tập đoàn FrieslandCampina, Khối các sản phẩm Tiêu dùng, cho biết.
Triết lý kinh doanh này rất đề cao vai trò “làm chủ chất lượng” của 19.000 thành viên trong đại gia đình nông dân Cô Gái Hà Lan. Tại nông trại của gia đình anh Trường - chị Ái (Đức Trọng, Lâm Đồng), đàn bò được chăm sóc tỉ mỉ, chuồng trại và thức ăn được chăm chút kỹ lưỡng theo đúng tiêu chuẩn Hà Lan. Từ chăn nuôi tự phát theo kinh nghiệm, giờ anh chị đã có kiến thức sâu rộng sau mỗi lần tập huấn với chuyên gia của Cô Gái Hà Lan. Nhiều năm hợp tác và nhận được hỗ trợ kỹ thuật, công nghệ chăn nuôi hiện đại từ hãng, anh chị đã có cải tiến lớn trong qui trình, kỹ thuật chăn nuôi và cải thiện đời sống kinh tế tốt hơn.
Nhiều năm qua, tiêu chuẩn Hà Lan đã trở thành bảo chứng chất lượng của Cô Gái Hà Lan và vẫn luôn được cập nhật để ngày một tốt hơn. Hộp sữa năm xưa mẹ uống và hộp sữa hôm nay con uống, cùng một cái tên nhưng đã cải tiến rất nhiều về thành phần dinh dưỡng để phù hợp nhất với thể trạng của thế hệ hiện tại.
Tuy nhiên, hơn cả một danh hiệu, đích cao nhất Cô Gái Hà Lan muốn nhắm đến là những sản phẩm sữa không ngừng được cải tiến. Điều này lý giải vì sao đã dù đã trở thành tập đoàn sữa top đầu toàn cầu, CGHL vẫn liên tục cải tiến để “mở khóa sức mạnh của sữa”, mang lại ngày càng nhiều các sản phẩm dinh dưỡng tốt với chi phí hợp lý cho người tiêu dùng toàn cầu.