Bí quyết ôn thi môn Sinh: Gắn kết kiến thức trong từng chủ đề

GD&TĐ - Cô Khổng Thị Thu Vân, Tổ trưởng chuyên môn Sinh học, Trường THPT Thạnh An, TP Cần Thơ chia sẻ bí quyết ôn thi: HS nên tóm tắt, hệ thống lại nội dung chính theo sơ đồ, sau đó triển khai nội dung chi tiết.

Học sinh trong giờ thí nghiệm môn Sinh học. Ảnh minh hoạ.
Học sinh trong giờ thí nghiệm môn Sinh học. Ảnh minh hoạ.

Ở mỗi chủ đề, các em cần nhận biết và phân biệt được nội dung tương ứng với mức độ nhận thức mà đề có thể ra.

Học sinh, cần chú ý kiến thức phần Hệ sinh thái; Tiến hóa; Công thức di truyền; Phả hệ; Nguyên phân; Sinh thái học và môi trường; Sinh học phân tử; Công nghệ tế bào và một số thành tựu…

Đồng thời, học sinh nên tự tóm tắt và hệ thống lại nội dung chính theo sơ đồ. Sau đó triển khai nội dung chi tiết mới hiểu rõ và nhớ lâu. Đặc biệt học sinh ôn lí thuyết của mỗi chủ đề thì số lượng câu trắc nghiệm không cần thật nhiều nhưng phải dàn trải hết kiến thức của từng chủ đề.

Về nội dung ôn tập, học sinh cần xác định được mình cần ôn nội dung nào bằng cách dựa vào đề thi tham khảo Bộ GD&ĐT đã công bố gồm: 2 chủ đề của Sinh học 11 là Chuyển hóa vật chất và năng lượng ở thực vật; Chuyển hóa vật chất và năng lượng ở động vật.

Đồ hoạ: An Nhiên
Đồ hoạ: An Nhiên

Ở mỗi chủ đề, học sinh cần nhận biết và phân biệt được các nội dung tương ứng với các mức độ nhận thức mà đề có thể ra. Đặc biệt, các nội dung kiến thức mỗi chủ đề đều có đặc trưng riêng nên khi ôn tập học sinh cần lưu ý từng chủ đề. Cụ thể như sau:

Chủ đề Tiến hóa Sinh học 12 nặng về lí thuyết và hơi “khô” nhưng nếu các em nắm kĩ lí thuyết thì các câu ở chủ đề này sẽ làm được vì kiến thức chủ yếu ở mức độ biết và hiểu.

Còn ở chủ đề Cơ chế di truyền và Biến dị, đồng thời có lí thuyết và bài tập nên học sinh phải học thật kĩ lí thuyết. Để trước tiên là gắn kết được các cơ chế di truyền ở mức độ phân tử (nhân đôi, phiên mã, dịch mã) và cơ chế di truyền ở mức tế bào. Từ lí thuyết thiết lập các công thức để làm bài tập.

Học sinh phải nắm thật vững lí thuyết Cấu trúc di truyền học quần thể để vận dụng giải bài tập, phân biệt được quần thể tự phối và ngẫu phối, sự thay đổi cấu trúc di truyền của quần thể tự phối, ngẫu phối qua các thế hệ → giải bài tập xác định tần số alen, thành phần kiểu gen của quần thể ở 1 thế hệ nhất định.

Ở Chủ đề Ứng dụng di truyền học đòi hỏi học sinh phải hiểu được bản chất của các phương pháp tạo giống, nắm chắc phương pháp tạo giống.

Ngoài ra  kiến thức trong chủ đề Sinh thái học gắn liền thực tiễn nên khá dễ học. Tuy nhiên, các em phải biết khái quát, tổng hợp và gắn kết giữa nội dung của chủ đề như từ cá thể → quần thể → quần xã → hệ sinh thái → sinh quyển.

Đồ hoạ: An Nhiên
Đồ hoạ: An Nhiên

Nếu học sinh phân biệt được các qui luật di truyền cơ bản, xác định kết quả kiểu gen, kiểu hình của 1 phép lai sẽ dể dàng làm được các câu ở mức biết, hiểu, vận dụng của chủ đề tính qui luật của hiện tượng di truyền.

Chủ đề Di truyền học người là dạng toán phả hệ ở mức vận dụng cao. Nên học sinh nếu có năng lực tốt chú ý cách giải bài toán phả hệ. Còn nếu không bỏ qua để tập trung cho chủ đề kiến thức lí thuyết dễ lấy điểm.

Riêng với 2 chủ đề của Sinh học lớp 11, học sinh phải nắm thật vững lí thuyết vì các câu hỏi của chủ đề này chủ yếu ở mức độ biết, hiểu.

Học sinh khi ôn thi môn Sinh học nên thực hành bằng cách làm các câu trắc nghiệm để củng cố lí thuyết đã ôn của mỗi chủ đề. Phải giải thích được tại sao đáp án này là đúng, nếu đáp án sai thì sai ở chỗ nào.

Ngoài ra, học sinh nên giải các đề thi tham khảo của Bộ GD&ĐT công bố (nhất là đề năm 2021) để biết khả năng của mình cũng quen như cách đặt câu hỏi, dạng câu hỏi của đề thi, quen với phương pháp làm bài thi trắc nghiệm...

Tin tiêu điểm

Đừng bỏ lỡ

Minh họa/INT

Giá của thi trên mạng

GD&TĐ - Một phụ huynh có con đang học tại Trường Tiểu học Ngô Quyền (Đà Nẵng) đã mất 55 triệu đồng vì đăng ký cho con dự cuộc thi viết chữ đẹp trên mạng.